Phục hồi sức khỏe, ổn định bệnh tự miễn nhờ thảo dược thiên nhiên

thầy Tạ Quang Sum (62 tuổi) – Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Cam Ranh, Khánh Hòa

Bị bệnh tự miễn nên bổ sung những loại vitamin nào?

Nhận biết sớm thủ phạm gây hơn 80 căn bệnh chết người

Những yếu tố môi trường hiện đại gây bệnh tự miễn

Tìm hiểu về bệnh tự miễn và liệu pháp điều trị an toàn

"Tôi phát hiện mình bị bệnh ngoài da từ năm 2007 với biểu hiện là những nốt phỏng da, trợt loét. Mới đầu, tôi cứ tưởng bệnh nhẹ, chỉ vài hôm là khỏi, ai dè, bệnh càng ngày càng nặng, những nốt phỏng da, trợt loét ở khắp cơ thể, thậm chí cả trong vùng miệng, hầu họng, khiến tôi thường xuyên đau họng, khản tiếng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt...”, thầy Tạ Quang Sum (62 tuổi) – Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Cam Ranh, Khánh Hòa, chia sẻ. 
Lúc đấy, thầy Sum phát hiện ra phần da toàn thân rất dễ bị trợt, xước dù chỉ là tác động từ những va chạm nhẹ. Tổn thương này xuất hiện nhiều ở các vị trí phải thường xuyên cọ xát hay tiếp xúc như lưng, bàn tay, bàn chân... Trong giao tiếp hàng ngày cũng vậy, sau mỗi lần bắt tay thì mu bàn tay nổi bóng nước, da bị trợt và rớm máu. Vài lần như vậy, thầy Sum hạn chế bắt tay với người khác. Thế nhưng, nhiều người không hiểu, cứ cho rằng thầy không tôn trọng họ.
Không chỉ vậy, thầy Sum thường xuyên bị đau họng, mỗi lần ho có kèm theo miếng da bị trầy trong cổ họng văng ra ngoài, kèm nói khản vì thanh quản bị sẹo dính. Việc ăn uống cũng vì thế mà trở nên vất vả: Khó nuốt vì sưng đầu thực quản; Nổi bóng nước kèm xuất huyết lưỡi và niêm mạc miệng… “Vì căn bệnh này mà tôi luôn phải từ chối những lời mời gặp mặt hay dự tiệc, công việc cũng bởi thế mà ảnh hưởng. Mọi sinh hoạt cá nhân cũng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ tôi mà các thành viên trong gia đình cũng rất lo lắng”, thầy Sum cho biết.
Đi khám tại nhiều bệnh viện và trung tâm da liễu trên cả nước, ban đầu, thầy Sum được xác định là mắc bệnh Duhring Brocq, về sau được xác định là Pemphigus - căn bệnh tự miễn, cơ thể sinh ra tự kháng thể IgG, lắng đọng và bám chặt vào glycoprotein bề mặt tế bào biểu bì, phá hủy liên kết giữa các tế bào dẫn đến cấu trúc bề mặt da cũng như niêm mạc rất lỏng lẻo, dễ bị trợt da, hình thành bóng nước khi có va chạm.
Dùng thuốc theo chỉ định một thời gian, nhưng thầy Sum nhận thấy bệnh trạng hầu như không thuyên giảm. Chưa kể, phản ứng phụ từ thuốc khiến cho cơ thể bị phù nề, khản tiếng kéo dài. “Đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bác sỹ khẳng định thanh quản của tôi bị xơ sẹo, có nhiều vết thâm. Dùng thuốc chỉ có tác dụng cầm chừng, sau khi hết thuốc thì bệnh lại tái phát”, thầy Sum chia sẻ.
May mắn, trong một đợt về TP.HCM khám bệnh, thầy Sum được cô em gái – là chủ một cửa hàng thuốc, giới thiệu và động viên sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang (hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn) và TPCN Tiêu Khiết Thanh (hỗ trợ điều trị viêm họng viêm thanh quản). Nghe em gái, thầy Sum bắt đầu sử dụng liên tục từ năm 2010 với liều 10 viên TPCN Kim Miễn Khang/ngày chia 2 lần và 6 viên TPCN Tiêu Khiết Thanh/ngày. Dùng 2 sản phẩm này đến tháng thứ 6 thì các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
“Đầu tiên là các bóng nước, trợt da giảm dần. Tôi đã có thể gãi ngứa, kỳ cọ đôi chút khi tắm”, thầy Sum cười cho biết. “Thấy vậy, tôi kiên trì tiếp tục sử dụng cho đến năm 2012 thì tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt. Độ bền cơ học của da toàn thân tốt hơn, tôi nói to và rõ hơn trước rất nhiều. Đến nay, có thể thấy mức phục hồi sức khỏe của tôi đã đạt đến 85% mà không hề có tác dụng phụ gì. Hiện giờ, tôi chỉ còn dùng sản phẩm theo chế độ củng cố là 2 viên/ngày cho mỗi loại”.
“Niềm hạnh phúc của tôi bây giờ là cuộc sống đã trở lại gần như bình thường, tôi có thể làm những điều mình muốn, những cái bắt tay thân ái không còn dè dặt, ăn được nhiều món mà mình yêu thích, vui vẻ nhận lời mời đi dự tiệc... Trước đây, điều mơ ước lớn nhất của tôi là được gãi khi ngứa, thì bây giờ đã có thể làm điều này một cách dễ dàng”, thầy Sum kết thúc câu chuyện trong nụ cười hạnh phúc.
Lưu Ly (H+)
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ