Gia tăng bệnh nhân mắc thủy đậu

Trẻ mắc thủy đậu cần được thăm khám sớm và điều trị đúng. Ảnh: TM

TPHCM: Bệnh truyền nhiễm tấn công 7 trường học

Bệnh thủy đậu: Cẩn trọng biến chứng nguy hiểm!

Người lớn mắc thủy đậu có nguy hiểm không?

Gia tăng bệnh nhân thủy đậu thể nặng

Riêng TP. Hạ Long ghi nhận 56 ca mắc thủy đậu, chiếm hơn 1/3 tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh. Sự chủ quan cũng như thờ ơ trong việc nhận  biết cách phòng chống bệnh thủy đậu của các bậc phụ huynh đang là nguyên nhân chính khiến bệnh dễ bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, đã có 55 trường hợp nhập viện vì mắc bệnh thuỷ đậu. Chị Trần Thuỳ Liên ở phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh có con đang điều trị tại khoa cho biết, nhà có hai cháu: Cháu lớn nhẹ hơn được theo dõi điều trị tại nhà, còn cháu nhỏ 5 tuổi thì phải nhập viện điều trị vì sau khi điều trị tại nhà 3 ngày vẫn không đỡ mà có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao, mọc nhiều mụn nước… “Cũng vì chủ quan nên đã không cho con đi tiêm phòng từ sớm”, chị Liên chia sẻ.  Theo BS. Lương Xuân Kiên - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh, đến ngày 2/4, các bệnh nhân điều trị thuỷ đậu đã xuất viện. Tuy nhiên, BS. Kiên cũng lo ngại vì trong giai đoạn khởi phát bệnh thuỷ đậu, nhiều người dân chưa nhận biết được sớm các dấu hiệu của bệnh và hay nhầm với bệnh khác nên bệnh đã không được xử trí kịp thời. Đến khi phát hiện ra bệnh thì đã lây lan sang người khác.

Thông thường, bệnh thuỷ đậu hay bùng phát từ đầu tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Nếu không có phương pháp dự phòng và cách ly tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng gia tăng về số ca mắc. Khi đó, khó tránh khỏi  sự bùng phát ổ dịch ở các nơi công cộng như trong trường học. Do đó, BS. Kiên lưu ý, để chủ động phòng tránh bệnh thuỷ đậu, người dân chú ý tiêm vaccine phòng bệnh thuỷ đậu cho trẻ em trên 1 tuổi. Mặt khác, cần tìm hiểu thông tin để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu và có hướng xử lý kịp thời, tránh lây lan sang cộng đồng. Còn tại BV Sản Nhi Quảng Ninh cũng đã ghi nhận 16 ca mắc thuỷ đậu. Đáng lưu ý, trong đó có trường hợp phụ nữ mang thai ở tuần 32. Hiện tại, thai phụ đã được điều trị ổn định và sức khoẻ của thai nhi tốt.

Về nguyên nhân gia tăng bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu trong những tháng đầu năm, ThS. Nguyễn Thị Dung - Cán bộ phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, điều kiện thời tiết giao mùa nóng ẩm rất thuận lợi cho virut thủy đậu phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2013 đến năm 2014, nguồn vaccine thủy đậu là vaccine dịch vụ bị hạn chế về số lượng, không đáp ứng được nhu cầu tiêm phòng của người dân làm cho tỷ lệ bảo vệ bệnh thủy đậu bằng vaccine của người dân bị hạ thấp”.

Mặc dù Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã đưa ra khuyến cáo với người dân cần tiêm phòng phòng tránh bệnh thuỷ đậu, nhưng hầu hết các ca mắc thuỷ đậu được xác định chưa tiêm phòng vaccine. Cũng theo ThS. Dung, nhiều người quan niệm khi bị thuỷ đậu phải kiêng nước nên không tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm, thậm chí sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Khi bị thuỷ đậu, người bệnh vẫn phải tắm rửa vệ sinh bằng nước ấm. Điều trị bệnh thuỷ đậu bằng thuốc kháng virus Acyclovir làm chậm sự phát triển và lây lan của virut; chống sự nhiễm trùng của bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể chủ động phòng, chống được. Mỗi người dân cần chủ động đi tiêm vaccine phòng bệnh thuỷ đậu, đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; Thực hiện rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc thuỷ đậu... để  phòng bệnh cho bản thân và tránh lây truyền bệnh trong cộng đồng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm