Bệnh thủy đậu: Cẩn trọng biến chứng nguy hiểm!

Bệnh thủy đậu rất dễ truyền nhiễm và lây lan

Người lớn mắc thủy đậu có nguy hiểm không?

Gia tăng bệnh nhân thủy đậu thể nặng

Dinh dưỡng ngăn ngừa sởi, thủy đậu

Năm nay, thủy đậu "ghé thăm" sớm

bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện từ 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Bệnh khởi phát với các triệu chứng như: Nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Mụn nước chứa dịch trong, nếu bị nhiễm trùng, mụn sẽ có màu đục do chứa mủ. 
Bên cạnh mụn nước, trẻ nhỏ mắc thủy đậu sẽ kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn; Trẻ lớn và người lớn bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. 
Sau 7 - 10 ngày, nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, chỗ nổi mụn nước sẽ để lại sẹo lâu bay. Những người có hệ miễn dịch yếu thì phải mất một thời gian lâu hơn, những nốt mụn này mới đóng vảy. 
Bệnh thủy đậu lây truyền từ người này sang người khác (chưa từng bị thủy đậu) nếu có sự đụng chạm trực tiếp đến ban ngứa hoặc qua những giọt nước từ nốt mụn, miệng hay mũi của người bệnh. Tiếp xúc qua quần áo, vải trải giường dính chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng, mũi người bệnh cũng có thể lây nhiễm thủy đậu. 
Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu
- Bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do virus thủy đậu;
- Biến chứng viêm màng não, viêm não: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển thần kinh, động kinh, bại não, điếc... 
- Nhiễm trùng huyết nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong;
- Nhiễm trùng nốt mụn dẫn đến lở loét da, dễ để lại sẹo vĩnh viễn. 
Cách phòng bệnh thủy đậu
- Phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn cho trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi bằng cách đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine thủy đậu. Sau tiêm chủng khả năng phòng ngừa đạt 95 - 97%, độ an toàn gần như tuyệt đối (chỉ khoảng 5% trường hộ bị sốt nhẹ sau khi tiêm).
Để bảo vệ trẻ tối ưu và tránh tình trạng tái nhiễm thủy đậu sau tiêm chủng, nên cho trẻ tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu, liều thứ 2 cách liều thứ 1 sau 6 tuần, hoặc tiêm nhắc lại liều thứ 2 lúc trẻ được 4 - 6 tuổi. 
- Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. 
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Dùng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, chất khoáng để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 
Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu
- Khi trẻ bị thủy đậu, phải cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước đã khô mày (thường khoảng 10 ngày), để trẻ được chăm sóc tốt và hạn chế lây lan cho những trẻ khác trong trường học và cộng đồng. 
- Vệ sinh phòng ở của trẻ thật sạch, thông thoáng, tránh gió lùa. 
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch acid boric 1%.
- Giữ da luôn khô, sạch, hạn chế sự bội nhiễm vi khuẩn. Cho trẻ tắm mỗi ngày với nước ấm và xà bông sát khuẩn. Những mụn nước đã vỡ có thể dùng dung dịch xanh Methylen hoặc thuốc tím Milian bôi trực tiếp lên da. 
- Hạn chế gãi trên những nốt mụn. Nếu cần, có thể cho trẻ dùng thuốc chống ngứa. 
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, ấm, lỏng, uống sữa, nước ép hoa quả. 
Những điều không nên làm
- Ủ trẻ quá kỹ;
- Kiêng tắm;
- Đắp lá cây lên da trẻ;
- Châm chích cho mụn nước nhanh vỡ. 
Vân An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm