Rửa rau đúng cách, an toàn như thế nào?

Mỗi loại rau sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau nên cần phân loại để làm sạch

Rau ngâm chất kích thích tăng trưởng ''lớn nhanh như thổi''

Ngâm rau trong nước có giúp rửa sạch thuốc sâu không?

​Nhiều nông sản bẩn “đội lốt” an toàn

Rau sạch: "vàng thau lẫn lộn"!

Trả lời:

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết:

Chào bạn! Ngâm rau trong nước hoặc nước muối nhiều lần trong thời gian dài là sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong rau. Trong rau xanh chứa nhiều nước, nếu ngâm lâu rau trong nước thì nước bên ngoài sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinh dưỡng trong rau cũng bị hòa tan với nước môi trường nước bên ngoài. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14 - 23%, nếu ngâm trong một đêm thì lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị thất thoát giống như vậy. 

Khi rửa rau, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường… Nhưng sử dụng phương pháp này, rau xanh chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn… còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi. 

Nếu bạn muốn rửa sau sạch, cách tốt nhất là nên rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy. Phải đảm bảo nước dùng để rửa phải sạch, rửa dưới vòi nước chảy từ 3 nước trở lên, sau đó tùy vào từng loại rau cần áp dụng khác nhau. Nếu là cọng rau lá to: Cải xanh, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch. Lật tiếp qua bề mặt kia rửa tương tự như vậy. Sau đó bỏ vào chậu, rửa lại bình thường một hoặc hai nước; Nếu là rau cọng nhỏ: Cải xoong, rau muống… thì để vào chậu rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất nên rửa 5 - 6 nước như vậy. Khi chế biến, bạn cũng nên mở nắp vung nồi. Trong rau có một lượng lớn acid hữu cơ, trong đó có một số loại có hại với cơ thể. Những acid hữu cơ này sẽ bay hơi trong quá trình chế biến.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị