Run tay khi viết do bệnh Parkinson hay còn nguyên nhân nào khác?

Có những nguyên nhân nào gây run tay khi viết?

Thoái hóa chất trắng có chữa được không?

14 tuổi, bị run ngón tay là mắc bệnh gì?

Uống nhiều thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Bị run tay khi viết, làm việc nhà có đáng lo?

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Tình trạng các cơn run, rung lắc không kiểm soát có thể xảy ra do tình trạng co thắt cơ kéo dài, không tự nguyện tại khu vực bị ảnh hưởng. Cơn run có thể dao động từ trạng thái rất nhẹ, tới mức bạn không thể nhận thấy tới trạng thái mạnh, rõ rệt hơn, gây cản trở tới các hoạt động hàng ngày.

Mặc dù tình trạng run chủ yếu ảnh hưởng đến bàn tay, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hầu như bất kỳ cơ bắp nào trên cơ thể, bao gồm cả các cơ ở đầu và cổ, dây thanh âm, chân, bàn chân, cánh tay và thân mình. Tình trạng run có thể xảy ra thành từng đợt xen kẽ nhau. Dù run tay chân có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, người cao tuổi có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn cả.

Run tay thường phổ biến hơn ở những người cao tuổi

Có hai loại run chính là run khi nghỉ ngơi và run khi vận động. Tình trạng run khi nghỉ ngơi thường liên quan tới các cơn run tại bàn tay, ngón tay… khi các cơ bắp đang trong trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi. Ngược lại, tình trạng run khi vận động chỉ xảy ra khi bạn sử dụng, vận động cơ bắp để thực hiện một hành động nào đó như đưa một cánh tay ra phía trước, viết, chạm tay vào vật gì đó…

Tình trạng run xảy ra không có nguyên nhân rõ ràng có thể là triệu chứng của một vấn đề thể chất, bệnh thoái hóa thần kinh hoặc do điều trị một căn bệnh nào đó. Trên thực tế, nhiều người từng trải qua tình trạng run tay đi kèm với cảm giác sợ hãi, lo lắng, tức giận, kiệt sức…

Ngoài ra, các chất kích thích như caffeine, rượu bia, nicotine… cũng có thể góp phần gây run. Một số loại thuốc điều trị hen suyễn, trầm cảm, giảm cân, thuốc huyết áp, thuốc tuyến giáp, thuốc chống viêm, thuốc kháng virus… cũng có thể gây run tay chân.

Đúng là run tay có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng rối loạn thần kinh, bao gồm bệnh Parkinson. Tuy nhiên, trong trường hợp của vợ bạn, có khả năng cô ấy gặp phải tình trạng run khi vận động do cơn run tay xảy ra khi viết. Bệnh Parkinson thuộc dạng run khi nghỉ ngơi. Theo đó, ngón tay, bàn tay của người bệnh Parkinson sẽ bị run khi nghỉ và biến mất khi họ vận động cơ bắp.

Tuy nhiên, do bất kỳ loại run tay chân nào cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, bạn vẫn nên đưa vợ mình đi khám để được bác sỹ chẩn đoán, tư vấn kịp thời.

Việc chẩn đoán đòi hỏi vợ bạn phải kiểm tra toàn diện về thể chất và thần kinh. Các bác sỹ cũng cần biết về tiền sử mắc bệnh, cũng như yêu cầu vợ bạn thực hiện một số xét nghiệm như chụp CT, MRI… để loại trừ các nguyên nhân khác gây run tay.

Hiện nay, vẫn chưa có các điều trị triệt để tình trạng run tay. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp có thể giúp vợ bạn kiểm soát tốt tình trạng của mình, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chúc vợ bạn và cả gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Dailyjournalonline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị