Trong một số trường hợp, phương pháp sinh mổ là cần thiết để cứu sống người mẹ và em bé
Bị đau bụng sau sinh mổ có đáng lo?
Chống béo phì trẻ em: Cần bắt đầu từ... trước khi mang thai!
Những lưu ý trong điều trị béo phì trẻ em
Trẻ em không nên ăn quá 6 thìa đường mỗi ngày
Nghiên cứu cho thấy rằng những người sinh ra bằng phương pháp sinh mổ có khả năng cao bị béo phì ở độ tuổi thiếu nhi và tiếp tục kéo dài qua tuổi trưởng thành, theo các nhà nghiên cứu từ Trường Harvard T.H. Chan.
Tác giả chính, Giáo sư Jorge Chavarro cho biết: "Sinh mổ là phương pháp cần thiết trong nhiều trường hợp. Nhưng sinh mổ cũng có một số nguy cơ đối với người mẹ và trẻ sơ sinh. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng nguy cơ béo phì ở trẻ có thể là một yếu tố đáng để xem xét."
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích các dữ liệu trong 16 năm từ hơn 22.000 thanh niên. Họ đưa ra kết luận, trẻ sinh ra bằng phương pháp sinh mổ có 64% khả năng bị béo phì so với các anh chị em ruột được sinh thường.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tính toán tới các yếu tố gây béo phì khác như cân nặng của mẹ, thói quen hút thuốc trước khi mang thai và các bệnh người mẹ mắc phải trước thai kỳ. "Trong trường hợp các anh chị em cùng cha mẹ, các yếu tố gây nguy cơ béo phì (ví dụ như yếu tố di truyền) thường là giống nhau. Chính vì vậy, phương pháp sinh khác nhau có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt," Jorge Chavarro cho biết.
Hiện nay ở Anh, tỷ lệ mổ lấy thai là 26,2%. Con số này đang tăng lên từ trong thập kỷ qua và có thể được giải thích do việc sinh nở đang ngày càng trở nên khó khăn hơn do sự gia tăng của các bà mẹ lớn tuổi và các bà mẹ béo phì.
Việc nghiên cứu thêm là cần thiết để làm rõ các cơ chế của mối lên kết giữa sinh mổ và nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trước bất kỳ sự can thiệp nào, các bác sỹ nên đảm bảo sản phụ được thông báo về những rủi ro và lợi ích của việc sinh mổ, cũng như các lựa chọn thay thế."
Bình luận của bạn