Sơ cứu khi trẻ bị bỏng như thế nào?

Việc sơ cứu cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng

Ba công nhân nhập viện vì bỏng hóa chất nhuộm vải

Đã dập tắt đám cháy, lính cứu hỏa bỏng hóa chất nguy hiểm

Zeolit - Ứng dụng chữa bỏng độc đáo

Cứu thai nhi trong bụng sản phụ bị bỏng nặng

TS.BS Nguyễn Hải An - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, trả lời:

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, nhất là trong mùa hè. Trong các nguyên nhân gây bỏng như bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất… thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị bỏng, bạn tuyệt đối không dược dùng nước mắm, kem đánh răng... hoặc các loại thuốc mỡ để bôi lên vết bỏng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị