Mẹ bầu cần cẩn thận một vài vấn đề túi mật trong thai kỳ

Các vấn đề túi mật không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng tới con

Các biện pháp chữa trị sỏi mật tự nhiên có đáng tin cậy?

Polyp túi mật, liệu có thể chuyển hóa thành ung thư không?

Biết các dấu hiệu này sẽ giúp bạn phòng ngừa sỏi mật tốt hơn

Liệu bạn có nguy cơ cao bị sỏi mật?

Sỏi mật

Khi cơ thể không thể sản sinh đủ muối mật để hòa tan cholesterol, sỏi mật cholesterol có thể hình thành. Túi mật không được làm sạch hoàn toàn cũng có thể dẫn tới sự hình thành sỏi mật từ calci bilirubinate, cholesterol và calci carbonate.

Khi phụ nữ mang thai, hormone progesterone sẽ được sản sinh giúp các cơ bắp trong cơ thể thư giãn nhiều hơn. Điều này khiến cho quá trình lưu thông dịch mật cũng bị chậm lại, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật và các bệnh nhiễm trùng như viêm túi mật.

Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy buồn nôn, các cơn đau tại vùng bụng trên bên phải sau khi ăn các bữa ăn chứa nhiều chất béo. Các dấu hiệu này có thể kéo dài gần 1 giờ sau khi ăn, cảnh báo bệnh sỏi mật.

Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề túi mật như sỏi mật

Ứ mật

Khi mang thai, cơ thể sản sinh nhiều hormone estrogen hơn gây tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật và làm giảm các cơn co thắt của túi mật gây ứ mật.

Mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận vì tình trạng ứ mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bé thải phân su trong bụng mẹ, thai chết lưu và sinh non.

Dấu hiệu ứ mật mẹ bầu cần lưu ý: Hay bị ngứa dữ dội, nước tiểu có màu sẫm, vàng da, hay thấy mệt mỏi, trầm cảm, ăn không ngon. Do các triệu chứng này khá phổ biến trong thai kỳ nên nhiều mẹ bầu lại chủ quan, không đi khám, khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Các cơn đau do sỏi mật

Các cơn đau do sỏi mật có thể xảy ra do ống mật bị tắc nghẽn bởi sỏi mật, khiến dịch mật không thể lưu thông. Nếu không được xử lý, tình trạng này có thể dẫn tới viêm, nhiễm trùng túi mật. Do dịch mật không được lưu thông, ruột non cũng không thể tiêu hóa chất béo một cách hoàn toàn. Điều này có thể gây ra các cơn đau vùng bụng trên, lan tới lưng, kéo dài từ vài phút tới vài giờ. Một vài mẹ bầu còn có thể thấy buồn nôn, nôn mửa.

Bùn túi mật

Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi túi mật chứa đầy cholesterol dư thừa và không sản sinh đủ dịch mật. Dịch mật có tác dụng làm nhũ hóa chất béo, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng này. Một khi cơ thể không sản sinh đủ dịch mật, chất béo cũng không được tiêu hóa hoàn toàn mà chuyển thành bùn túi mật.

Trong một số trường hợp, bùn túi mật có thể tự biến mất, nhưng nếu bùn túi mật nhiều lên không kiểm soát, chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.

Tốt hơn hết, phụ nữ mang thai nên đi khám để tìm cách thay đổi chế độ ăn uống giúp khắc phục các vấn đề sỏi mật một cách tự nhiên. Nếu sau khi sinh các triệu chứng bệnh túi mật vẫn không thuyên giảm, bạn có thể hỏi bác sỹ về việc sử dụng thêm thuốc hoặc lựa chọn phẫu thuật.

Vi Bùi H+ (Theo Momjunction)

Nếu sau khi sinh, các triệu chứng sỏi mật, viêm túi mật mật vẫn không được cải thiện, bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát cơn đau do sỏi mật.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa