- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Phát hiện sớm đái tháo đường giúp phòng ngừa biến chứng tim, mắt, thận, thần kinh…
Ăn ít calorie, giảm cân có thể đảo ngược đái tháo đường type 2?
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị sụt cân nhanh?
Người bị đái tháo đường cần đặc biệt cẩn thận với sốt xuất huyết
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường và cách phòng ngừa
Bạn đi tiểu thường xuyên hơn
Khi mắc đái tháo đường, cơ thể không sử dụng đường hiệu quả khiến cho đường huyết luôn ở mức cao. Lúc này, cơ thể sẽ cố làm hạ đường huyết bằng cách loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Đây là lý do người bệnh đái tháo đường thường có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn. Tốt hơn hết bạn nên chú ý nếu nhận thấy mình đang thức dậy nhiều lần giữa đêm để đi tiểu.
Bạn hay cảm thấy khát
Đi tiểu nhiều lại khiến cơ thể mất nước, khiến bạn nhanh cảm thấy khát. Đa số những người bị đái tháo đường thường uống các loại nước trái cây, nước ngọt, sữa chocolate… để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, các loại đồ uống này rất nhiều đường, lại càng làm tăng cao đường huyết và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Bị đái tháo đường có thể khiến bạn hay cảm thấy khát
Bạn bị giảm cân
Theo các chuyên gia, giảm cân có thể do 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do bạn bị mất nước khi đi tiểu quá thường xuyên. Thứ hai là do bạn bị mất calorie trong nước tiểu, cũng như bạn không thể hấp thụ đủ calorie cơ thể cần từ đường.
Bạn hay cảm thấy đói
Người bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc ổn định đường huyết. Sau khi ăn một thực phẩm giàu carbohydrate, cơ thể bạn có thể sản sinh ra một lượng insulin quá mức, khiến đường huyết giảm nhanh chóng khiến bạn nhanh cảm thấy đói và thèm đồ ăn nhiều carbohydrate, nhiều đường.
Người bệnh đái tháo đường thường hay thấy đói, thèm đồ ngọt
Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi có thể là một dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường. Điều này có nghĩa cơ thể bạn đang không lấy được đủ năng lượng trong thực phẩm, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Bạn hay cảm thấy cáu kỉnh, tâm trạng thay đổi thất thường
Khi lượng đường huyết giảm, bạn có thể cảm thấy hơi mệt mỏi và trở nên nóng tính hơn. Tuy nhiên, đường huyết quá cao cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm gì và chỉ muốn ngủ nhiều hơn.
Bạn nhìn mờ
Trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường, thủy tinh thể có thể không hoạt động hiệu quả do glucose tích tụ trong mắt, gây thay đổi hình dạng thủy tinh thể. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, mắt của bạn sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 - 8 tuần sau khi đường huyết được ổn định trở lại.
Các vết cắt, vết xước lâu lành hơn
Khi lượng đường huyết tăng cao, hệ thống miễn dịch có thể không hoạt động hiệu quả khiến quá trình hồi phục trong cơ thể diễn ra chậm hơn.
Bạn hay bị ngứa chân
Tình trạng đường huyết cao kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng trước khi bạn nhận ra mình mắc đái tháo đường. Một trong số đó là biến chứng thần kinh nhẹ, gây tê, ngứa chân.
Bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nồng độ đường cao trong nước tiểu và âm đạo có thể khiến khu vực này trở thành môi trường sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm men. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc hay bị nhiễm trùng tái phát, rất có thể bạn đang bị đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.
Bình luận của bạn