- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Số lượng tiểu cầu thấp có thể khiến bệnh nhân bị chảy máu
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể mang thai hay không?
Những yếu tố nguy cơ gây xuất huyết giảm tiểu cầu
Tiểu cầu giảm dưới 150 G/l có nguy hiểm?
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: Khi nào cần khám bác sỹ?
Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu (xuất huyết). Giảm tiểu cầu là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Khả năng đông máu và khả năng chống lại nhiễm trùng của người bệnh sẽ giảm đi.
Tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh vào khoảng 150.000 - 450.000 mỗi microlít máu (một phần triệu của một lít). Người bệnh được coi là giảm tiểu cầu trong máu khi lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000. Mức nguy hiểm trong giảm tiểu cầu là xuống tới 50.000, tuy nhiên, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đã ghi nhận nhiều bệnh nhân giảm tiểu cầu tới mức nghiêm trọng (< 10.000 - 20.000 tiểu cầu/microlít). Khi bị giảm tiểu cầu, tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh thường bị giảm tiểu cầu
Một số biện pháp điều trị giảm tiểu cầu tại nhà:
- Uống nước ép lá đu đủ: Các enzyme có trong lá đu đủ làm tăng số lượng tiểu cầu, cải thiện các yếu tố đông máu và đảo ngược các tổn thương gan do virus gây nên.
- Uống một cốc nước ép quả mọng mỗi ngày giúp tăng số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết dengue. Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa vì vậy nó giúp trung hòa các gốc tự do và giúp cơ thể tăng cường sản xuất tiểu cầu.
- Ăn cà chua hoặc uống nước ép cà chua: Lycopene trong cà chua có thể giúp cơ thể tăng lượng tiểu cầu. Vitamin A giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào.
- Nước ép nha đam cũng giúp bạn tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và vitamin C liều cao sẽ ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Các thực phẩm giàu vitamin C bạn có thể bổ sung cho cơ thể là: Cam, chanh, dâu tây, kiwi.
Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu
- Bổ sung vitamin B12 và acid folic: Vitamin B12 và acid folic là hai dưỡng chất cần thiết cho sự sản xuất của nhiều yếu tố trong máu, bao gồm tiểu cầu. Để tăng lượng B12 và acid folic trong cơ thể, bạn có thể ăn rau bina, trái cây có múi, uống sữa...
Nếu bị giảm tiểu cầu nặng, bạn bắt buộc phải đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và điều trị:
- Dùng thuốc corticosteroids: Hầu hết bệnh nhân bị giảm tiểu cầu sẽ được kê toa các loại thuốc corticosteroids.
- Truyền tiểu cầu: Truyền tiểu cầu là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hoặc điều trị chảy máu cho các bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc có khiếm khuyết chức năng tiểu cầu. Những người bị HIV, người đang phải hóa trị hoặc người ghép tạng không nên áp dụng phương pháp truyền tiểu cầu.
- Phẫu thuật cắt lách: Điều này được thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc khi lách loại bỏ các tế bào tiểu cầu ra khỏi cơ thể khiến cơ thể bị thiếu tiểu cầu.
Bình luận của bạn