Chế độ dinh dưỡng cho người bị giảm tiểu cầu

Củ dền ăn khoảng 2 lần/tuần sẽ giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu

Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm thường nhầm với sốt phát ban ở trẻ

Quảng Ninh: Cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị xuất huyết giảm tiểu cầu hiếm gặp

Số lượng tiểu cầu tăng cao có thể là dấu hiệu sớm của ung thư

5 thực phẩm giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu

Là những tế bào nhỏ lưu hành trong máu, tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông máu, giữ vai trò rất quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu. Tiểu cầu lưu thông bình thường trong máu với số lượng từ 150-400 triệu/ml máu.

Giảm tiểu cầu (thrombocyte) là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi. 

Dấu hiệu gợi ý là hội chứng chảy máu, hay gặp nhất ở da và niêm mạc. Bệnh cũng có thể tình cờ phát hiện được khi xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy số lượng tiểu cầu giảm…

- Nên ăn các loại “thực phẩm thật” (real food), đồ ăn càng tươi càng tốt (như rau vừa hái ở vườn...) do giá trị dinh dưỡng của các loại rau củ quả sẽ bị giảm dần theo thời gian nếu để bị héo. Ăn các loại thực phẩm tươi và hữu cơ giúp kích thích cơ chế nội mô và làm tăng lượng tiểu cầu.

- Nên ăn loại thực phẩm chưa qua chế biến kỹ (như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt…); Giảm ăn các loại thực phẩm như lúa mì trắng, gạo trắng và các loại thực phẩm đã qua tinh chế vì chúng đã bị hao hụt đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài.

- Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá, giúp quá trình chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.

- Đàn ông 19 tuổi trở lên nên uống khoảng 3 lít nước/ngày. Phụ nữ 19 tuổi trở lên nên uống khoảng 2,2 lít nước/ngày. Thức uống uống tốt là nước, nước trái cây và sữa.

- Hạn chế ăn thịt, các loại đồ uống có cồn vì có thể gây hại cho tủy xương. Cần tránh đường, chất béo bão hòa, đồ uống có gas, các loại thực phẩm gây dị ứng nhằm tránh làm giảm số lượng tiểu cầu.

- Ưu tiên các loại thực phẩm có màu đỏ, hồng như cà chua, gấc, mận, dưa hấu, anh đào để có nhiều vitamin và khoáng chất có tính chất chống oxy hóa mạnh nhằm tăng lượng tiểu cầu.

Những nhóm chất dinh dưỡng cần lưu ý như sau:

1. Protein: Bổ sung đủ protein sẽ giúp bạn có nhiều nguyên liệu tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu. Nhu cầu protein khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động, nhưng trung bình nên bổ sung 0,8 - 1gr protein/kg cân nặng/ngày. Nguồn protein chất lượng và tốt cho bạn bao gồm trứng, sữa, đậu, thủy hải sản…

Cá là nguồn protein nạc tốt cho sức khỏe

2. Vitamin C: Vitamin C tác động tích cực đến hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, làm tăng tính bền thành mạch, hạn chế hiện tượng chảy máu. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ rau củ quả.  

3. Vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiểu cầu và đông máu, giúp điều chỉnh các enzyme cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Theo các nhà khoa học, vitamin K giúp “kích hoạt” 7 loại protein tham gia vào quá trình đông máu.Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm xà lách, rau mùi tây, súp lơ xanh, cải xoăn, olive, đậu tương, dầu hạt cải… Trung tâm Ung thư Abramson của Đại học Pennsylvania (Mỹ) cũng cảnh báo, bạn không nên ăn rau sống khi có lượng tiểu cầu thấp vì có thể gây hại cho thành ruột.

4. Vitamin A: Một loại thực phẩm bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu có thể ăn để hỗ trợ chức năng tiểu cầu là những thực phẩm giàu vitamin A, hay retinol. Vitamin A đóng vai trò điều hòa các protein được sản xuất trong các tế bào, giúp tế bào trưởng thành. Thực phẩm giàu vitamin A là dầu cá, cà rốt, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, ngũ cốc…

Đu đủ là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe

5. Acid folic: Acid folic hay vitamin B9 đóng một vai trò trong sự phát triển của một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Thiếu hụt acid folic dẫn đến những bất thường trong tăng trưởng tiểu cầu. Acid folic có trong cà chua, nước ép cà chua, đậu lăng, đậu, ngô, quả bơ, măng tây, ngũ cốc và các loại rau lá màu xanh lá cây như rau bina.

6. Vitamin B2 và folate: Vitamin B12 và folate rất quan trọng trong quá trình sản sinh tiểu cầu. Thực phẩm như rau bina, các loại trái cây họ cam quýt, và đậu khô giàu folate. Trứng, pho mát, sữa, gan… chứa nhiều vitamin B12.

Bên cạnh đó, những người bị giảm tiểu cầu nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ ít nhất 7-8h/đêm để quá trình sản xuất tiểu cầu diễn ra hiệu quả. Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, điều độ để lưu lượng máu trong cơ thể bạn lưu thông tốt hơn, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tránh tập luyện quá sức vì chấn thương cũng có thể dẫn đến chảy máu.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng