Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết dưới da
Những điều cần biết về xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính
Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
Đô thị hóa nhanh là nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết?
Những điều cần biết về xuất huyết dưới da
Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể dẫn đến những triệu chứng như xuất huyết dưới da dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn, khu trú tại vài vị trí hoặc rải rác khắp người, xuất huyết niêm mạc (như chảy máu dưới răng, chảy máu cam, giác mạc…). Trường hợp nặng có thể xuất huyết tại nhiều cơ quan như xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục… Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.
Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây những vết bầm tím bất thường
Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho rằng nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là do tự miễn. Điều trị bệnh chủ yếu theo căn nguyên. Đối với những trường hợp không có căn nguyên, các loại thuốc corticoid là những loại thuốc được ưu tiên hàng đầu. Biện pháp cắt lách cũng được chỉ định đối với trường hợp bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn tiến triển sang mạn tính, phải phụ thuộc vào corticoid hoặc không còn đáp ứng với corticoid.
Khi nào cần đi khám bác sỹ?
Cần đi khám bác sỹ khi bạn hoặc con bạn bị chảy máu hoặc bầm tím bất thường, xuất hiện những vết phát ban nhỏ có màu đỏ. Bạn cũng cần đi khám nếu là phụ nữ và có kinh nguyệt kéo dài vì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Những triệu chứng như chảy máu nặng hoặc lan rộng nhiều vùng cũng là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng và cần cấp cứu kịp thời.
Do hiện tượng giảm tiểu cầu có thể không gây ra các triệu chứng gì, bệnh có thể không được phát hiện khi xét nghiệm máu với nguyên nhân khác. Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bạn có thể cần phải lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch để làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Bạn có thể được hướng dẫn đến các bác sỹ chuyên khoa về rối loạn máu để được thăm khám và điều trị kỹ càng hơn.
Do đó, trước khi đi gặp bác sỹ, bạn cần chú ý liệt kê các triệu chứng (kể cả những dấu hiệu không liên quan đến bệnh, những thông tin cá nhân quan trọng như stress hay những thay đổi trong cuộc sống); Liệt kê các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược mà bạn đang sử dụng; Đi cùng người thân hoặc bạn bè và viết lại những câu hỏi cho bác sỹ…
Bình luận của bạn