Bỗng nhiên sáng mắt?
Bà Boyd cho biết, khi nhìn thấy "con ngựa, con bò và những người đàn ông", bà cố gắng đứng dậy đi
về phía họ. Nhưng thật mơ hồ và khó hiểu, rõ ràng bà nhìn thấy họ, nhưng lại không thể tới
gần.
Bà Lillian Boyd.
Ở tuổi 86, phản ứng đầu tiên của bà Lillian Boyd là sợ hãi, không dám tâm sự với ai về những điều
mình thấy vì sợ mọi người sẽ nghĩ mình mất trí. Phải vài tuần sau, bà mới đi gặp bác sĩ. Kết quả là
theo chẩn đoán, bà Lillian đã mắc phải Hội chứng Charles Bonnet chứ không phải là vấn đề tâm thần.
Hội chứng ảo giác Charles Bonnet (CBS) được gọi theo tên của nhà khoa học tự nhiên người Thụy Sĩ
Charles Bonnet - thường xảy ra ở những người mà thị lực bị suy giảm nghiêm trọng và thiếu yếu tố
kích thích ở vùng não chi phối thị giác.
Sau cái chết của vợ cách đây 6 năm, David Stannard sống cô đơn trong ngôi nhà ở Waltonon - Thames,
Surrey (Anh). Một buổi tối nọ, khi đang ngồi xem tivi, bỗng nhiên ông lão 73 tuổi này nhìn thấy 3
người lạ mặt trong phòng: 2 viên phi công và một cậu học trò. Những người khách không mời mà đến
không nói một lời nào và biến mất sau 15 phút. Đêm đó, những bức tường màu trắng trong nhà cũng đột
nhiên được trang trí lại với giấy dán tường vẽ hoa văn.
Mới nghe qua, một số người cho rằng, đó chỉ là câu chuyện tưởng tượng của một cụ già. Nhưng trên
thực tế, vài tuần trước đó, bác sĩ chẩn đoán mắt Stannard bị lòa, dù ông vẫn có thể xem tivi nếu
ngồi ở một góc độ nào đó. Bác sĩ cảnh báo thị lực của ông Stannard đã giảm và rất có thể ông bị ảo
giác do "hội chứng Charles Bonnet".
Những ảo giác khác nhau
Hội chứng ảo giác được Charles Bonnet mô tả lần đầu tiên vào năm 1769, đó là trường hợp xảy ra với
ông nội 89 tuổi của ông, người gần như bị mù cả hai mắt do đục thủy tinh thể nhưng vẫn nhìn thấy
nhiều hình ảnh. Hội chứng ảo giác Charles Bonnet được mô tả trong nhiều cuốn sách như: "Những bóng
ma trong não" của tác giả Vilayanur S. Ramachandran, "Những ảo giác" của Oliver Sacks
hay "Những trò chơi thần thánh" của Vikram Chandra. Thậm chí, có hẳn một bộ phim của Ấn Độ về CBS
"Jawan of Vellimala" được chiếu năm 2012.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Dominic Ffytche, ở Viện Tâm thần, thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết có nhiều cách khác
nhau để phân biệt CBS từ ảo giác gây ra bởi vấn đề tâm thần. Bình thường, các tế bào thần kinh
trong võng mạc liên tục gửi luồng xung động đến vùng não chi phối thị giác. Nếu võng mạc bị tổn
hại, luồng xung động sẽ yếu đi, và vùng não chi phối thị giác sẽ tự động tạo ra những hình ảnh
riêng dẫn đến sự xuất hiện của ảo giác. Thông thường ảo giác chỉ xuất hiện trong vài giây, hay vài
giờ nhưng có thể kéo dài suốt ngày như trường hợp của Lillian Boyd. Thậm chí, có một số trường hợp
bị ảo giác suốt vài năm liền. Theo Ffytche, ngay đến những người có thị lực bình thường đôi khi
cũng rơi vào trường hợp CBS nếu bị bịt mắt khá lâu.
Hiện tại, không có cách điều trị nào có hiệu quả đối với CBS. Nhưng, có một báo cáo cho rằng, loại
thuốc về thần kinh bao gồm động kinh, mất trí nhớ và tâm thần phân liệt có thể có tác dụng đối với
một số bệnh nhân CBS. Bác sĩ Ffytche đang cố gắng nghiên cứu những biện pháp để giúp bệnh nhân CBS
được giải thoát khỏi những ảo giác khó chịu. Ông cho rằng: "Ảo ảnh có xu hướng xuất hiện nơi những
người bị mất ngủ cho nên cách tốt nhất là cố gắng giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo và ngủ đủ
giấc".
Bình luận của bạn