34% số người nhiễm HIV mới là nữ giới

Hơn 1/3 số người nhiễm HIV ở Việt Nam là nữ giới (Ảnh minh họa)

Sẽ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV tại bệnh viện quận huyện

Lấy máu người bị HIV để làm mực in báo

Kit thử nghiệm HIV siêu tốc

Tự kiểm tra việc nhiễm HIV 

ThS. Võ Hải Sơn - Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, thống kê 3 tháng đầu năm, cả nước phát hiện thêm hơn 1.500 người nhiễm HIV; Gần 230 người tử vong. Tích lũy đến nay cả nước còn gần 300.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, hơn 70.000 người tử vong. 

"Dịch trầm trọng ở hai đầu đất nước, dọc biên giới Nghệ An - Lai Châu với Lào. Tỷ lệ nhiễm trong các nhóm nguy cơ cao có xu hướng giảm nhưng một số tỉnh vẫn có tỷ lệ ở mức cao. Ví dụ Thái Nguyên cứ 100 người nghiện chích ma túy thì có đến 30 người nhiễm HIV - bằng thời điểm đỉnh dịch; Con số này ở Điện Biên là 24 trong số 100 người", ThS. Sơn nói.

Tại Hà Nội, ngoài nhóm nghiện chích ma túy thì tỷ lệ phụ nữ bán dâm nhiễm HIV tới 17%, cao gấp 5 lần TP.HCM. Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu nhỏ, cỡ mẫu khoảng 200 - 250 người. Tỷ lệ này chung trên cả nước chỉ là 3%.

Bên cạnh đó, xu hướng lây truyền HIV qua đường tình dục đang gia tăng đến 52% - lây truyền từ nhóm nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng tính) sang cộng đồng. Con đường lây truyền bệnh chính trước đây là ma túy chiếm đến 60% thì nay giảm dần. 34% số những người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm là nữ giới; trước đó chỉ là 15 - 20%. 

ThS. Nguyễn Lan Hương - Phòng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS, khuyến cáo đang tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV đang có xu hướng tăng. Mỗi năm có khoảng 3.000 phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV, chiếm 0,12%. Tuy nhiên, điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con hiện cũng chỉ bao phủ được khoảng 60%. 

"Điều đó có nghĩa mỗi năm mới có 1.000 phụ nữ mang thai được điều trị, 1.200 người không được điều trị dự phòng, nhiều khả năng lây truyền bệnh sang cho con. Ước tính 100 phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng thì chỉ có 7 - 8 trẻ sinh ra nhiễm HIV, nếu được phát hiện điều trị sớm thì con số này chỉ là 3", ThS. Hương nói.

Việc cắt giảm hàng loạt dự án, vốn tài trợ quốc tế từ năm 2013 ảnh hưởng rất nhiều đến các chương trình can thiệp. Độ bao phủ xét nghiệm HIV trong nhóm nguy cơ cao hiện chỉ còn đáp ứng 40%. Tương tự số bơm kim tiêm phát miễn phí mỗi năm giảm từ 39 triệu chiếc xuống chỉ còn 20 triệu, bao cao su từ 30 triệu xuống chỉ còn 10 triệu. Điều này đặt ra cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS nhiều thách thức.

Bao cao su, bơm kim tiêm với người ở thành thị tiếp cận không quá khó khăn, nhưng với vùng nông thôn, miền núi thì ngược lại. Điều này khiến xác suất lây truyền bệnh ở vùng nông thôn, miền núi cao hơn do sử dụng chung bơm kim tiêm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm