BPA, PERC, VOC... thật dễ dàng có cảm giác choáng ngợp trước những ký tự viết tắt của các hóa chất ẩn nấp trong mọi thứ từ bao bì nhựa tới dung dịch lau chùi đồ đạc trong nhà và cả biên nhận ở cửa hàng tạp hóa. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là những thứ này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến bạn. Việc tiếp xúc lâu dài với những chất độc hại như thế có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải tự giấu mình trong một môi trường vô trùng. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, Viện Pasteur TP. HCM, bạn có thể làm được nhiều việc để giảm bớt lo lắng liên quan đến chất độc. Việc kết hợp các bước trong bài để xóa bỏ sáu độc tố trong cuộc sống sẽ giúp bảo vệ cho chính bạn và cả hành tinh này.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải tự giấu mình trong một môi trường vô trùng. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, Viện Pasteur TP. HCM, bạn có thể làm được nhiều việc để giảm bớt lo lắng liên quan đến chất độc. Việc kết hợp các bước trong bài để xóa bỏ sáu độc tố trong cuộc sống sẽ giúp bảo vệ cho chính bạn và cả hành tinh này.
1. Nói không với các tờ biên nhận
Gần 40% hóa đơn bạn nhận được sau khi mua hàng hay rút tiền qua ATM và những nơi tương tự đều phủ lớp hóa chất bisphenol A (BPA). Vậy vấn đề ở đây là gì?
Theo một nghiên cứu của tổ chức Môi trường Environmental Working Group, Mỹ: BPA thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp, liên quan đến bệnh ung thư, béo phì, tiểu đường, vô sinh và bệnh tim. Nhà sản xuất rắc BPA lên bề mặt để kích hoạt thuốc nhuộm in, nó có thể dính trên ngón tay trong vài giây và xâm nhập vào dòng máu của bạn trong vài giờ.
Để được an toàn hơn: Nếu làm công việc liên quan đến hành chính và phải lấy biên nhận để theo dõi các chi phí văn phòng, bạn nên yêu cầu gửi qua e-mail.
Nếu phải nhận nó trực tiếp, bạn rửa tay càng sớm càng tốt với xà phòng và nước. Việc thường xuyên ăn các loại rau lá màu xanh như rau bina hoặc cải xoăn cũng có tác dụng bảo vệ bạn chống lại các tổn thương tế bào do BPA gây ra.
2. Cẩn thận với sơn
Những tông màu đậm và sắc nét trên bốn bức tường trông có thể bắt mắt, nhưng lớp sơn sặc sỡ có thể thải ra các loại khí nguy hiểm được gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), thậm chí nhiều tháng sau khi sơn đã khô.
Được sử dụng để duy trì cho màu sắc không phai và mất kết dính, VOC có liên quan đến việc gây tổn thương thần kinh như chứng sương mù não, các vấn đề về thăng bằng, vô sinh và dị tật bẩm sinh, theo kết quả nghiên cứu của khoa Y tế môi trường, đại học Y khoa Thiên nhiên liệu pháp Tây Nam, Arizona, Mỹ. Bạn có thể phân biệt VOC bằng cách ngửi các vật dụng và thiết bị đã phủ sơn. Mùi sơn càng mạnh càng chứa nhiều chất này.
Để được an toàn hơn: Không có rắc rối gì về màu sắc bạn lựa chọn, nhưng đừng bao giờ sơn một căn phòng nếu bạn không thể mở các cửa sổ ít nhất 24 tiếng sau khi sơn.
3. Giữ không gian trong lành
Nhiều bình xịt hoặc bình phun chất làm tươi mát không khí ẩn giấu một bí mật đáng sợ: Cùng với mùi hương, chúng phát ra những hóa chất phá vỡ nội tiết tố gọi là phthalate, có thể gây vô sinh.
Các độc tố này cũng liên quan đến bệnh béo phì: Nồng độ phthalate của một người càng cao, vòng eo của cô ấy càng lớn. Ngay cả những chất làm tươi mát không khí hoàn toàn tự nhiên cũng có thể chứa phthalate để tạo mùi thơm.
“Bạn nên tránh các chất làm tươi mát không khí đã đóng gói sẵn và lựa chọn loại pha trộn tự nhiên làm từ vỏ chanh và hương soda”, bác sĩ Phạm Thị Thanh Bình, phòng khám Đông y Đội Nhân, Hà Nội, gợi ý.
Để được an toàn hơn: Một giải pháp an toàn dành cho bạn: Nên trồng cây trong nhà để có thể trung hòa bầu không khí độc hại xung quanh. Chỉ cần đặt 4-5 cây thường xuân là đạt yêu cầu. Bạn nhớ nhé, những bông hoa cắt khỏi cành vẫn lưu giữ hương thơm ngọt ngào, nhưng không có khả năng giải độc.
4. Phục hồi phòng riêng của bạn
Việc hít thở các luồng hơi bốc ra từ quần áo giặt khô có liên quan đến các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu và thị lực.
Một nghiên cứu của ngành chất độc môi trường và hóa học tại Mỹ đã phát hiện nồng độ cao của perchloroethylene (PERC), một chất tiềm năng gây ung thư có trong dung môi của chất giặt khô trên quần áo một tuần sau khi chúng đã được làm sạch. Nguy cơ này cao hơn so với các chất liệu len, polyester, sợi bông. Tốt nhất sau khi giặt khô, bạn nên treo quần áo ra ngoài để chúng bay mùi trước khi mặc.
Để được an toàn hơn : Suy nghĩ hai lần trước khi giặt khô hoặc mua loại quần áo chỉ có thể giặt khô. Khi cần thiết, bạn phải tìm ra một tiệm giặt an toàn. Bạn nên hỏi họ có sử dụng PERC không. Nếu quần áo của bạn nồng mùi hóa chất, có khả năng chúng chứa chất này.
Bạn có thể khắc phục bằng cách giặt tay các chất liệu mỏng như tơ lụa bằng nước lạnh và xà phòng tắm, loại dành cho trẻ em sẽ tốt hơn.
5. Kiểm tra kệ sách
Nhiều kệ sách làm từ gỗ ép với kỹ thuật ghép hàng triệu mẩu gỗ nhỏ xíu và kết dính bằng keo. Chất này tỏa ra formaldehyde, có thể dẫn đến đau đầu, phát ban da hoặc hen suyễn.
Để được an toàn hơn: Bạn có thể chọn vật liệu không chứa formaldehyde như tre, bạch đàn, gỗ bần.
6. Chú ý khi di chuyển trên đường
Dù đi bộ, xe máy hay ô-tô, bạn vẫn phơi mình ra trước những hóa chất độc hại. Các phân tử của benzen phun từ ống xả xe xung quanh có thể xâm nhập vào cơ thể và dẫn đến rối loạn nhịp tim. Nếu phải ngồi trong ô-tô một thời gian dài, bạn đừng nên mở cửa xe để ngăn chặn các chất độc hại.
Để được an toàn hơn: Dù xăng không nằm trong nhóm hóa chất gây ung thư, nhưng nếu bốc hơi, chúng có thể tác động đến một số hóa chất độc hại trong không khí. Vì thế, bạn đứng càng xa trụ bơm xăng càng tốt và luôn luôn cố gắng đứng theo chiều gió thổi nhé!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn