Có hay không sinh đôi cùng mẹ nhưng khác bố?

Ảnh minh hoạ

Hy hữu cặp sinh đôi cùng mẹ khác cha

Cách phân biệt các cặp sinh đôi cùng trứng

Gặp gỡ 2 cô gái tuổi teen khác màu da, ánh mắt... nhưng lại là chị em sinh đôi

Không có tử cung vẫn sinh đôi

Cặp sinh đôi ra đời cách nhau gần 2 tháng

Người phụ nữ này sinh hai bé gái vào tháng 1/2013, người phụ nữ này thừa nhận đã có quan hệ tình dục với hai người đàn ông trong một tuần. Cô nghĩ chỉ một trong hai người đàn ông là bố của hai con nên yêu cầu người đàn ông này phải có trách nhiệm với các con của mình. Cơ quan chức năng đã cho xét nghiệm ADN và kết quả xét nghiệm cho thấy người đàn ông bị yêu cầu chỉ là cha của một trong hai bé sinh đôi. Bé còn lại của người đàn ông khác.

Giải thích về tình huống này, ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm - BV Phụ sản Hà Nội cho rằng trên lý thuyết có thể xảy ra đối với trường hợp sinh đôi khác trứng. Theo đó, ở thời kỳ rụng trứng người phụ nữ có 2 nang noãn tồn tại trong 2-3 ngày. 

Thời gian này, bà mẹ quan hệ với 2 người (hoặc một người nhưng nhiều lần). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 13.000 trường hợp thì có một trường hợp song sinh từ hai người đàn ông khác nhau. ThS Lâm cũng cho biết bản thân ông trong quá trình khám chữa bệnh chưa gặp tình huống nào như vậy.

Tuy nhiên, chuyên gia ADN Trần Quốc Quân - Trung tâm xét nghiệm Gentis lại khẳng định, tại trung tâm đã gặp những trường hợp tương tự như trên. Nhiều ông bố mang mẫu tóc của 2 con sinh đôi đến xác định huyết thống. Vì họ thấy dù sinh đôi nhưng mỗi đứa lại có tính cách, hình dáng khác nhau hoàn toàn.

Chuyên gia Trần Quốc Quân giải thích thêm, thông thường sinh đôi xảy ra ở 2 trường hợp: Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Trong trường hợp sinh đôi cùng trứng thì cả 2  trẻ sẽ có ADN giống hệt nhau và từ duy nhất của một ông bố. Ở tình huống này, hai đứa trẻ sẽ cùng giới. “Trong trường hợp sinh đôi khác trứng sẽ có ADN khác nhau và có thể cùng giới hoặc khác giới. Trường hợp tự nhiên: Bình thường mỗi chu kỳ kinh vào thời điểm trứng rụng chỉ có duy nhất một quả được rụng. Tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó là có 2 hoặc nhiều hơn 1 quả trứng rụng ở cùng một thời điểm hoặc khác thời điểm. Nếu 2 quả trứng cùng rụng ở một thời điểm và được thụ tinh bởi duy nhất một người bố thì sẽ sinh ra 2 đứa trẻ có cùng bố. Nếu 2 quả trứng cùng rụng ở khác thời điểm và được thu tinh bởi 2 người bố ở 2 thời điểm khác nhau thì sẽ có xác suất sinh ra 2 đứa trẻ khác bố”, ông Quân cho biết. Theo ông, đối với  trường hợp thụ tinh ống nghiệm IVF, tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40%. Do vậy để tăng khả năng thành công của các ca IVF các bác sỹ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi do vậy sẽ có các trường hợp sinh 2, 3, 4. 

Phần lớn các ca thụ tinh ống nghiệm thì trứng sẽ từ cùng một mẹ và tinh trùng từ một người bố. Nhưng cũng có trường hợp người bố bị mang gene bệnh mà có nguy cơ truyền cho con cao thì sau khi thụ tinh ống nghiệm các phôi cũng rất khó phát triển thành thai. “Chính từ sự lo lắng của các bệnh nhân hiếm muộn liên tục thất bại khi làm IVF, nên họ đã đề xuất là thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. Sau đó họ sẽ chuyển 2 phôi vào người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn mà cả 2 phôi này đều phát triển tốt và người mẹ sinh được 2 con khỏe mạnh. Một con mang ADN từ tinh trùng của người bố và một con mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng”, ông Quân nhấn mạnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin