Nghiên cứu này đã được đăng trên
tạp chí Y khoa uy tín của Anh The Lancet. Nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh tim
mạch, tiền đái tháo đường, đặc biệt là những người mắc chứng rối loạn dung
nạp glucose (IGT) sẽ có khả năng giảm nguy cơ đau tim hay đột quỵ bằng
cách đi bộ thêm 2.000 bước mỗi ngày.
Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 9.300 người trưởng thành đến từ 40 nước khác nhau, đều bị hiện tượng xáo trộn dung nạp glucose, nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường và các bệnh về tim mạch khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy đếm bước chân để tính được số lượng bước chân trung bình của mỗi người trong vòng 1 ngày và 1 tuần khi nghiên cứu mới diễn ra. Sau 1 năm, sẽ đếm lại bước chân và phân tích mối liên hệ giữa số bước chân và nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau khi đã tính đến những thông số khác như chỉ số BMI, có hút thuốc lá hay không, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh tật và có sử dụng thuốc gì.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngay từ khi bắt đầu thử nghiệm đã chăm chỉ đi lại nhiều hơn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thấp hơn và với việc việc đi thêm 2.000 bước mỗi ngày trong 1 năm (tương đương với việc đi bộ 20 phút mỗi ngày) đã góp phần giảm tới 8% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, theo nhóm nghiên cứu, việc bước thêm 4.000 bước, tương đương với việc đi bộ thêm 40 phút mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn lên đến khoảng 16 - 20%, hiệu quả tương đương với việc phải uống thuốc giảm mỡ máu statin hàng ngày. Tuy nhiên, thuốc giảm mỡ máu lại có các tác dụng phụ và chỉ có lợi cho việc giảm mỡ máu, còn đi bộ, ngoài việc giảm mỡ máu sẽ còn ảnh hưởng tích cực đến những khía cạnh khác của sức khỏe.
Theo ước tính, thế giới hiện có khoảng
344 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn dung nạp glucose, nguy
cơ cao dẫn tới việc mắc các bệnh tim mạch. Các nhà khoa học cho biết,
con số này có khả năng sẽ tăng lên tới 472 triệu người vào năm 2030.
Bình luận của bạn