Những hợp chất quý trong quả nho đã giúp người Pháp không mắc bệnh tim mạch dù ăn nhiều mỡ động vật
Vang đỏ ngăn chặn ung thư như thế nào
Rượu vang đỏ không phải là "thần dược"
Biến nước thành rượu vang sau 3 ngày!
Rượu vang ngăn chặn ung thư
Trái nho Pháp và những ly rượu vang đã đem lại hiệu quả tốt trong phòng ngừa bệnh lý tim mạch cho những con người ở đất nước chứa đầy sự lãng mạn này.
Những năm 1980, khi căn bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân gây tử vong lớn trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chủ trì một công trình nghiên cứu đa quốc gia, nhằm tìm hiểu những nguyên nhân gây nên nguy cơ bệnh tim mạch. Điều lý thú là, người dân Pháp, đặc biệt là những người sống ở phía Nam nước Pháp, có tỷ lệ rất thấp về bệnh tim mạch nếu so sánh với dân ở những nước phát triển khác (Mỹ, Anh, các nước Bắc Âu...), mặc dù khẩu phần của người Pháp cũng chứa nhiều mỡ động vật không kém gì khẩu phần của dân các nước kể trên. Các nhà nghiên cứu gọi điều khác thường này là "Nghịch lý Pháp" (French paradox).Sau đó không lâu, “nghịch lý” đã được làm sáng tỏ: Việc người Pháp uống thường xuyên và có chừng mực rượu vang đỏ đã giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Và, đó là nhờ trong thứ “nước uống sóng sánh say mê” này có chứa 2 họ hợp chất proanthocyanidin (trong hạt nho) và resveratrol (trong vỏ quả nho).
Hạt nho… thần kỳ
Thường, người ta sẽ loại bỏ cái thứ hạt nho bé teo, vị hơi chan chát, đắng đắng ấy khi ăn. Nhưng chính những cái hạt bé teo ấy lại chứa họ hoạt chất kỳ diệu proanthocyanidin. Hiện nay, đã có những chế phẩm có chứa hoạt chất proanthocyanidin, là lựa chọn hữu ích cho những người muốn phòng ngừa các bệnh tim mạch. Thế nhưng, con đường tìm được hoạt chất này từ hạt nho lại không bắt đầu từ… quả nho.
Trong hạt nho có chứa hoạt chất proanthocyanidin giúp hoạt hóa cực mạng vitamin C trong thực phẩm ăn kèm
Những nhà y học thời đó cho rằng, đoàn thủy thủ này đã mắc bệnh "Scorbut" do thiếu vitamin C vì ăn thiếu rau quả tươi trong một thời gian dài. Đến nỗi cho tới ngày nay, vẫn gọi vitamin C là acid ascorbic (tức acid làm cho tiêu tan bệnh Scorbut). Người ta mặc nhiên công nhận rằng vỏ thân cây Thông biển (Pinus maritima) phải chứa rất nhiều vitamin C mới chữa được bệnh Scorbut!
Mùa đông năm 1534, nhà thám hiểm người Pháp là Jacques Cartier đi trên chiến thuyền trên dòng sông Saint Laurent (Canada). Những đêm đông, sông đóng băng, thuyền bị giữ lại, rau quả tươi cạn kiệt từ lâu, nhiều thủy thủ của đoàn thiếu ăn đã mắc một căn bệnh “bí hiểm” với những triệu chứng chảy máu ở lợi, dưới da, mệt mỏi... Hơn 20 thủy thủ đã mất mạng vì bệnh này trước khi được thổ dân Quebec tới cứu: Họ dùng bột vỏ thân cây một loài thông (cây thông biển Pinus maritima), hãm với nước sôi thành một loại trà cho người bệnh uống, đồng thời. dùng nước trà này rửa những chỗ thương tổn, lở loét. Chưa đầy một tuần lễ, mọi người khỏi bệnh hoàn toàn. Câu chuyện này đã được Jacques Cartier kể lại trong cuốn sách "Voyages au Canada" (Những chuyến đi Canada), hiện còn lưu giữ ở thư viện Trường Đại học Quebec (Canada).Mãi cho tới cuối năm 1960, một nhà khoa học người Canada là Jack Masquelier, chuyên gia về bio-flavonoids, sau khi đọc cuốn sách "Những chuyến đi Canada" (Voyages au Canada) đã đi sâu phân tích về vitamin C trong vỏ và lá cây Pinus maritime và mới vỡ lẽ ra là cây này hầu như không có hoặc chỉ chứa một phần rất nhỏ lượng vitamin C, hoàn toàn không đủ để chữa bệnh Scorbut. Ngược lại, Masquelier đã phát hiện cây thông này chứa hàm lượng rất lớn proanthocyanidin có tách dụng hoạt hóa được rất mạnh lượng vitamin C quá ít ỏi trong vỏ cây, lá cây và trong cơ thể bệnh nhân còn sót lại. Chính proanthocyanidin mới giúp Thông biển chữa được bệnh Scorbut.
Sau này, các proanthocyanidin đã được chứng minh là chống oxy hóa rất mạnh, gấp 50 - 100 lần so với các vitamin E, C, làm bất hoạt và trung hòa các gốc tự do, còn tái tạo và kéo dài độ bền của vitamin C, E. Lester Parker, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về chống oxy hóa, thuộc trường Đại học Berkeley (Hoa Kỳ), tuyên bố rằng họ hợp chất này có tính chống oxy hóa mạnh nhất mà ông được biết và cho rằng việc dùng chế phẩm này để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ tốt hơn là dùng aspirin, vốn có nhiều tác dụng phụ.
Năm 1987, Masquelier được cấp bằng sáng chế ở Mỹ và chế phẩm chứa proanthocyanidin (OPC) của vỏ cây Thông biển (Pinus maritima) được đưa ra thị trường với tên thương hiệu là Pycnogenol. Pycnogenol có rất nhiều công dụng trong dự phòng và điều trị bệnh như: Ngăn ngừa cục máu đông; Bảo bệ ADN cơ thể khỏi bị hư hại, bảo vệ tế bào chống tia cực tím; Làm giảm nồng độ glucose máu ở người đái tháo đường, giảm huyết áp ở người cao huyết áp, giảm nguy cơ ung thư, giảm tác hại của hút thuốc lá; Cải thiện chất lượng tinh trùng, cải thiện chức năng phổi ở người hen, tăng chuyển hóa mỡ…
Tuy nhiên, giá thành Pycnogenol quá đắt nên khó dùng phổ biến. Nhiều nhà khoa học cố tìm những nguyên liệu khác cũng chứa proanthocyanidin giống loài Thông biển và thấy rằng chính hạt quả nho đỏ cũng chứa hàm lượng cao và tỷ lệ thành phần các chất cũng giống như ở loài thông biển. Nghiên cứu về hóa thực vật, dược lý và lâm sàng về proanthocyanidin ở hạt nho đỏ cũng cho những kết quả tương tự. Sau một thời gian ngắn nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra viên cao hạt nho (Grape Seed Extract), cũng có hiệu quả cũng tốt nhưng giá thành rẻ hơn Pycnogenol nhiều.
Resveratrol trong vỏ quả nho có tác dụng chống tổn thương mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Vỏ quả nho – chẳng nên bỏ phí
Sau khi "Nghịch lý Pháp" được giải thích, người ta còn tìm thấy trong rượu vang đỏ một chất khác cũng chống oxy hóa rất mạnh, tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cũng như một số căn bệnh khác. Đó là resveratrol từ vỏ quả nho chuyển vào rượu vang. Proanthocyanidin và resveratrol hiệp đồng tác dụng với nhau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.
Với nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra thành phần resveratrol trong vỏ quả nho hay lớp vỏ hạt nho mỏng mảnh có tác dụng chống tổn thương mạch máu, ngăn chặn trực tiếp sự phát triển bất thường của thành mạch. Nhiều nghiên cứu lâm sàng sau đó cho thấy, hoạt chất resveratrol giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, bảo vệ thị lực, giúp ngăn ngừa các tác động tiêu cực của lối sống ít vận động lên những người thường xuyên phải ngồi một chỗ của nhân viên văn phòng.
Người ta còn thấy, uống rượu vang đỏ, ăn nho cả vỏ còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Uống rượu vang đỏ thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, theo đó, những chất hóa học trong vỏ và hạt của trái nho đỏ lại có tác dụng giúp giảm lượng hormone oestrogen và tăng cường hormone testosterone của phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Một nghiên cứu khác cho thấy, hoạt chất resveratrol có thể giúp chống lại bệnh phổi kinh niên và khí thũng (có không khí trong mô), bằng cách làm giảm chất hóa học trong phổi - nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi. Khi tiêm resveratrol vào các mẫu thử chất lưu trong phổi của những người hút thuốc lá và những bệnh nhân bị bênh phổi kinh niên, nó làm giảm interleukin 8 (một tác nhân gây ra chứng viêm phổi).
Ngoài ra, hợp chất resveratrol còn được chứng minh có khả năng làm hạ mức đường huyết và cải thiện nồng độ hormone insulin khi được tiêm trực tiếp vào não chuột. Điều này có thể giúp các nhà khoa học bào chế một loại thuốc mới chống lại căn bệnh đái tháo đường type 2. Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y khoa miền Tây Nam bang Texas (Mỹ), hợp chất resveratrol sau khi tiêm sẽ kích hoạt protein SIRT1 trong não, làm giảm hiện tượng viêm có liên quan đến chế độ ăn chứa năng lượng cao. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy, nồng độ insulin giảm gần một nửa hoặc trở về bình thường ở những con chuột sau khi tiêm resveratrol 5 tuần. Trong khi đó, ở những con chuột không được tiêm thì nồng độ insulin vẫn tiếp tục tăng.
Quả nho, rượu vang nho mang lại "nghịch lý" lãng mạn cho người Pháp
Tạm kết
Từ đó đến nay, những nghiên cứu về quả nho, hạt nho và “nghịch lý Pháp” vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu, các công dụng hữu ích với sức khỏe của thứ quả ngon ngọt này vẫn được chứng minh. Tuy nhiên, trong lúc đợi chờ, xin nâng cốc rượu vang đỏ, chúc mừng sức khỏe và hạnh phúc bạn đọc.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn