Sẽ có dầu thực vật thay thế dầu cá?


Ảnh minh họa

Trong số đó quan trọng nhất là acid eicosapentaenoic (EPA), giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, và acid dicosahexaenoic (DHA) giúp khắc phục những trục trặc về chức năng nhận thức và thị giác.

Về nguyên tắc, hai loại acid này đều có trong sữa mẹ. Cơ thể người cũng có thể sản sinh được một lượng nhỏ acid EPA từ acid béo omega-3, acid apha-linolenic (ALA), có trong lạc và dầu thực vật, rồi sau đó chuyển hóa thành acid DHA.

Các loài cá lớn không tự sản xuất được các acid béo. Chúng có được acid béo là do ăn những loài cá nhỏ sống nhờ tảo. Nếu nuôi thả các loài cá lớn để thu các acid béo này thì phải bổ sung các loại acid đó vào thức ăn cho cá, một việc làm tốn kém.

Vì thế, các nhà khoa học đã tính đến nguồn cung bằng cách ứng dụng công nghệ sinh học. Họ lấy 7 gene tảo chuyên giúp tảo sản xuất các acid béo, rồi cấy vào bộ gene của loài thực vật Camelina sativa, vốn đã giàu acid ALA. Hạt của cây biến đổi gene này chứa chừng 12% acid EPA và 14% acid DHA, tương đương với nồng độ có trong dầu cá.
linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn