Việt Nam đứng thứ 3 về tiêu thụ bia ở châu Á

Tiêu thụ chất có cồn bình quân đầu người uống (trên 15 tuổi)

Xin hãy tha cho ...gan!

Lương khủng và chuyện bia rượu

Bia, rượu - bao nhiêu là đủ?

Bia rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ

Gia tăng thanh thiếu niên ham bia rượu
Mức tiêu thụ chất có cồn tính trên bình quân đầu người (đối với người trên 15 tuổi) của Việt Nam tăng từ 3,8 lít/người năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010. Dự báo đến năm 2025 số tiêu thụ sẽ là 7 lít/người/năm. 
Với mức tiêu thụ rượu bia này, Việt Nam đã được “thăng hạng", trở thành nước đứng đầu ASEAN về tăng trưởng rượu bia.

Hơn thế, điều rất đáng lo ngại là tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng đồ uống có cồn tiếp tục tăng cao. Theo đó, năm 2013 tỷ lệ thanh thiếu niên (14 - 25 tuổi) sử dụng đồ uống có cồn đã tăng 10% so với năm 2008 (khoảng 79,9% - 36,5% ở nam và nữ). Trong đó, 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Riêng tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm 14 - 17 tuổi tăng từ 34,9% lên 47,5% và ở nhóm tuổi 18 - 21 tăng từ 55,9% lên 67%.

200 loại bệnh tật phát sinh từ đồ uống có cồn

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có 30 bệnh do nguyên nhân trực tiếp là sử dụng đồ uống có cồn và 200 loại bệnh tật, chấn thương mang nguyên nhân gián tiếp từ việc sử dụng đồ uống có cồn.

Uống quá nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình (Theo số liệu điều tra, đồ uống có cồn là nguyên nhân lớn nhất gây ra khoảng 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam); Gây mất trật tự an ninh xã hội, là nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông (chiếm 20%), ảnh hưởng đến hiệu quả công việc (Thống kê từ Điều tra quốc gia vị thành niên Việt Nam 2009 cho biết 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau uống rượu bia dẫn đến các chấn thương phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động 1 tuần trở lên). 

Bên cạnh đó, khoa học đã xác định có mối liên quan giữa lượng đồ uống có cồn và mức độ tâm thần, rối loạn hành vi. Thậm chí chúng là một trong các nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư). Một nghiên cứu mới nhất của WHO còn cho thấy tồn tại mối liên quan giữa đồ uống có cồn với tỷ lệ mắc mới các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, viêm phổi, HIV/AIDS.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người lạm dụng đồ uống có cồn, mà việc không kiểm soát hành vi của người say rượu cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ nhỏ. Trẻ em Việt Nam cũng đang là nạn nhân trong việc lạm dụng đồ uống có cồn của người lớn như: Bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi (11,1%), bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn (6,5%), phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng trong gia đình (6,1%), bị đánh đập gây đau đớn về thể xác (3,8%), hoặc chịu ít nhất 1 trong 4 vấn đề nêu trên (13,8%), cao hơn các quốc gia khác như: Úc (11,8%), Ai Len (11,1%), Thái Lan (13,1%).

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin