- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Trời nồm làm tăng 30% trẻ bị bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen (Ảnh: VOV Giao thông)
4 món ngon bồi bổ sức khoẻ khi trời nồm
Trời nồm, trẻ dễ thành “khách quen” của bệnh viện!
Ngũ cốc ẩm mốc gây ung thư cao cho người
Nấm mốc trong nhà – Mối nguy không thể bỏ qua! (P1)
Trời nồm, gió đưa khí ẩm từ ngoài vào khiến cho nhà cửa lúc nào cũng ướt nhẹp, tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh cho người, nhất là trẻ em. Nhiều trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài mà không rõ nguyên nhân, rất có thể là vì dị ứng môi trường ẩm.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, năm nào cũng vậy, cứ khi thời tiết chuyển trời nồm khiến nhà cửa ẩm ướt, đồ đạc, chân tường ở những nhà dưới thấp mốc meo… thì cũng là lúc những trẻ bị hen phải nhập viện điều trị khá cao, do dị nguyên nấm mốc, vi rút trong môi trường gây nên.
Có nhiều phụ huynh thấy con ho nhiều, xót ruột, muốn đưa con đến bệnh viện để điều trị vì lo lắng nhưng bác sỹ cũng khuyên không nên làm vậy vì thực tế, những ngày này, bệnh viện rất đông bệnh nhân, hơn nữa vì thời tiết ẩm thấp nên điều kiện vệ sinh chắc chắn không thể bằng ở nhà.
Dọn sạch chỗ nấm, mốc là việc cần làm ngày để giúp bé giảm các triệu chứng bệnh
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng cũng cho biết thêm, những bệnh nhi viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm tiểu phế quản, hen… khi đi khám, ngoài hỏi bệnh, các bác sỹ bao giờ cũng nhắc cha mẹ về nhà kiểm tra phòng ngủ, giường nệm có nấm mốc hay không. Thực tế, hầu hết ca nào cha mẹ cũng phản hồi không chỉ nền nhà mà cả tường cũng ẩm ướt. Thảm, rèm cửa, thậm chí cả đệm cũng bị mốc nếu kê sát với tường. Khi dọn dẹp sạch chỗ nấm mốc, thay ga đệm, giặt rèm cửa thì cơn ho của con cũng như dịu hơn, giảm hẳn hắt hơi, sổ mũi.
Để giữ môi trường trong nhà được ổn định, tránh ẩm mốc, nên đóng kín cửa và bật máy sưởi hoặc điều hoà không khí ở chế độ khô. Ngoài ra, nên thường xuyên dùng máy sấy xì khô quần áo, ga, đệm, chiếu, không để nấm mốc có cơ hội phát triển.
Bình luận của bạn