Nấm mốc ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe
Giao mùa xuân hè: Đối phó với bệnh nấm móng
Đối phó với dị ứng thế nào?
Bệnh hen suyễn có thể phòng được không?
Photo: Khổ như hen suyễn mùa khô
Nấm mốc là gì?
Có rất nhiều dạng nấm mốc khác nhau, xuất hiện ở cả trong nhà và ngoài trời. Nấm mốc sinh sản theo hình thức tự nhân đôi, chúng tạo ra các bào tử và phát tán trong không khí. Bào tử nấm vẫn có thể tồn tại được trong những môi trường khắc nghiệt nhất, đó là lý do chúng vô cùng “bướng bỉnh” bám dính trên tường nhà và các vật dùng gia đình.
Nấm mốc phát triển nhanh nhất trong môi trường ẩm ướt và ấm áp, bởi thế, chúng ta thường gặp những “vị khách không mời” này trong nhà vào mùa đông. Nấm mốc có thể phát triển trên nhiều loại bề mặt, kể cả vải, giấy và gỗ.
Các loại nấm mốc thường gặp trong nhà
- Alternaria: Thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt như nhà tắm hoặc đáy bồn rửa mặt, đáy chậu…
- Aspergillus: Tập trung ở khu vực nhiều bụi như góc tường, vách thạch cao, vật liệu xây dựng hoặc các loại bột.
- Cladosporium: Phát triển được ở cả nơi mát mẻ và ấm áp, trên bề mặt vải và bề mặt gỗ.
- Penicillium: Thường có màu anh nước biển hoặc màu xanh lá cây, xuất hiện ở các vòi nước hoặc dòng nước chảy.
Mỗi loại nấm mốc có hình thức và kết cấu khác nhau: Có thể màu trắng, đen, vàng, xanh… có thể mịn màng, mờ nhạt hoặc thô ráp…
Nguyên nhân gây nấm mốc trong nhà
Các loại nấm mốc bám dính "bướng bỉnh" trong nhà
Bào từ nấm mốc có kích thước siêu nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, xuất hiện ở khắp mọi nơi. Bào tử nấm mốc “đột nhập” vào nhà sau khi bám vào quần áo, giày dép, thú cưng… của bạn. Cửa sổ, hệ thống thông gió hay bất kỳ một khe hở nào cũng có thể cho nấm mốc lọt qua.
Một đặc điểm dễ chú ý nhất của nấm mốc đó là “mùi mốc”. Khi vào nhà, nếu gặp điều kiện phù hợp (độ ẩm và dinh dưỡng tốt), nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh.
Hiểm họa tiềm tàng
Các chuyên gia WHO khuyến cáo, môi trường nấm mốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà – yếu tố nguy cơ của các bệnh hô hấp.
Có một số người rất “nhạy cảm” với nấm mốc. Khi hít phải nấm mốc cơ thể sẽ phản ứng tương tự như khi hít phải bụi hoặc phấn hoa. Theo GS. Connie Katelaris - khoa Miễn dịch và Dị ứng, Đại học Western Sydney, nấm mốc là nguyên nhân gây hen suyễn ở những người có hệ miễn dịch yếu di truyền.
Các biểu hiện của dị ứng nấm mốc:
- Sổ mũi
- Ngứa mũi
- Ngứa họng
- Hắt hơi
- Chảy nước mắt
Nấm mốc trong nhà là yếu tố nguy cơ của các bệnh hô hấp
Người bệnh hen suyễn dị ứng với nấm mốc sẽ thường xuyên bị bộc phát cơn hen nếu sống trong môi trường nấm mốc, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Đặc biệt, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ (EPA), việc tiếp xúc với nấm mốc có thể gây kích ứng mắt, phổi, mũi, da và cổ họng.
"Một số loài nấm mốc có thể gây nhiễm khuẩn phổi nghiêm trọng và để lại sẹo. Ví dụ, ở một số bệnh nhân hen, hít bào tử của nấm Aspergillus có thể dẫn đến dị ứng Aspergillosis phế quản phổi, ảnh hưởng đến hít thở", GS. Stephen Spiro – Phó Chủ tịch Quỹ Phổi Anh quốc, cho hay, “thậm chí, những người bị rối loạn máu có thể gặp biến chứng gây tử vong nếu hít phải nấm mốc”.
Bình luận của bạn