Vì sao con tôi bị tự kỷ?

Đa số phụ huynh thường đổ lỗi cho chính mình khi con mắc chứng tự kỷ

Dạy trẻ tự kỷ: Từ tình yêu đến kỹ năng

Gian nan dạy trẻ tự kỷ

Dạy trẻ tự kỷ bằng... roi sắt

Hơn 100 đột biến gene có thể gây tự kỷ

Hành trình 8 năm cứu con thoát tự kỷ

330 khách hàng được xác nhận mua căn hộ Sky Garden III

Hội chứng tự kỷ được dịch từ thuật ngữ Autism Spectrum Disorders, chỉ một tình trạng gây ra những trở ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não, khiến trẻ không có giao tiếp, tương tác xã hội với người khác, hạn chế mọi mặt về tâm lý và xã hội. Tự kỷ thường xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi, với tỷ lệ 3,4/1.000 trẻ. 

Con tự kỷ có phải do mẹ không?

Nhiều người mẹ thường tự dằn vặt mình và cho rằng lỗi tại mình mà con mắc chứng tự kỷ. Mẹ K. (mẹ của một bé trai 3 tuổi bị tự kỷ) chia sẻ: “Hồi mới sinh con, mình bị stress nặng, nên thường cho bé nằm võng điện và xem tivi cả ngày. Mình ân hận vô cùng, chỉ mong thời gian quay ngược để mình làm lại thôi”.

Mẹ bé T. cũng nghẹn ngào: “Khi có bầu 5 tháng, tôi bị sốt không rõ nguyên nhân, sau đó thì nghén khủng khiếp nên không ăn được gì hết. Có thể vì thế mà con bị ảnh hưởng đến trí não chăng?”

Cũng giống như mẹ K. và mẹ bé T., chị Đào Hải Ninh tâm sự trong cuốn sách “Con về” – Cuốn tự truyện về hành trình 8 năm đưa con vượt qua chứng tự kỷ, trở lại với cuộc sống: Mẹ vẫn ước gì, mẹ đã không rắp tâm mang thai, đâm đầu vào công việc, stress nặng nề hay quá thiếu ngủ như thế. Mẹ không đổ lỗi cho ai hay cái gì cả, mẹ nhận lỗi về mình!

Thực tế, cho đến tận bây giờ vẫn chưa có ai, bác sỹ, chuyên gia tâm lý hay thậm chí là các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành nào khẳng định rõ ràng về nguyên nhân của chứng bệnh tự kỷ.

Thường cho trẻ tự chơi, xem tivi cả ngày được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tự kỷ

Trước đây, người ta thường nghiêng về những rối loạn trong giao tiếp để khẳng định rằng, sự thiếu quan tâm hay xa cách của người mẹ khi trẻ còn nhỏ là nguyên nhân chính. Từ đó, các biện pháp trị liệu thường đặt trọng tâm vào việc yêu cầu phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc nhiều hơn. Điều này vô tình lại “gán” nguyên nhân cho phụ huynh, tạo thêm nhiều đau buồn không cần thiết.

Hiện nay, các chuyên gia cho rằng, đó chỉ là một yếu tố có thể làm tăng nặng thêm tình trạng tự kỷ vốn đã có mầm mống ngay từ khi trẻ sinh ra, vì vậy, cần chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố sinh học trong suốt quá trình mang thai, khi sinh và sau sinh.

Giai đoạn thai kỳ: Qua điều tra hồi cứu, các nhà khoa học cho rằng, tự kỷ có liên quan đến rối loạn gene, não bất thường, nhiễm virus và các độc tố khác. Cụ thể, mắc virus Rubella trong thai kỳ có tỷ lệ lớn phát sinh quái thai, tự kỷ. Bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu hụt tyroxin trong tuần 8-12, hoặc sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, acid valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp… cũng có tác hại xấu tới thai nhi.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress cũng được coi là nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình phát triển của não bộ thai nhi, là tiền đề phát sinh tự kỷ.

Giai đoạn khi sinh: Ngạt khí khi sinh, sinh non (con ra đời sớm hơn so với thời điểm dự sinh nhiều tuần)… được coi là những yếu tố nguy cơ.

Giai đoạn sau sơ sinh: Phó mặc con tự chơi một mình, thường cho con xem tivi, nghịch điện thoại… khiến con thiếu kỹ năng tương tác với mọi người.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ có con mắc tự kỷ lại khẳng định: Không tìm ra nguyên nhân vì sao con mắc căn bệnh này!

Thật khó để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tự kỷ, thế nhưng tự kỷ không có nghĩa là bệnh không thuốc chữa, bệnh không bao giờ khỏi. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì khoảng 80% sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập với cộng đồng.

Mẹ bầu căng thẳng, stress ảnh hưởng tới quá trình phát triển của não bộ thai nhi

Những dấu hiệu cảnh báo tự kỷ

Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm tháng đầu đời, nhưng đôi khi trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỷ.

Đặc biệt, mỗi trẻ tự kỷ là một thế giới đóng kín riêng biệt, không trẻ nào giống nhau. Nhưng tựu chung, trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện sau:

Khó khăn trong giao tiếp với người khác: Trẻ không cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không bò/đi đến người chăm sóc để được bế ẵm. Trẻ chậm nói, đã từng nói nhưng thời gian sau lại “câm” luôn hoặc thường lặp đi lặp lại những từ, ngữ vô nghĩa. Trẻ hay khóc, tiếng khóc đều đều, không trầm bổng…

Hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại: Lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu vào vật cứng…

Ít hứng thú, thiếu sáng tạo: Khi chơi trò chơi, trẻ thường cứng nhắc và dập khuôn.

Trẻ tự kỷ thường chơi theo cách của riêng mình và không đồng ý nếu ai đó thay đổi

Khó khăn khi hiểu và không điều chỉnh trước thay đổi: Trẻ chơi theo cách của riêng mình, chỉ ăn một loại đồ ăn nhất định… Nếu thay đổi cách khác với trẻ, lập tức trẻ sẽ phản ứng lại mạnh mẽ (kêu khóc, cào cấu) để chống lại sự thay đổi đó.

Tóm lại, các triệu chứng rối loạn của trẻ tự kỷ thường rất phức tạp và muôn hình muôn vẻ gây khó khăn cho việc phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nhưng, may mắn là nếu được can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ cũng như giảm chi trả những khoản kinh phí lớn cho can thiệp khi trẻ lớn lên. 

Chị Đào Hải Ninh – mẹ bé Phương Minh cho rằng: “Nói mỗi đứa trẻ tự kỷ là một thiên tài thì có vẻ hơi quá! Nhưng chả phải là trong lịch sử cũng có rất nhiều thiên tài vốn mắc bệnh tự kỷ đấy thôi! Mình quan sát thì thấy rất nhiều trẻ tự kỷ có những thiên hướng đặc biệt”.
Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ