Viêm tai giữa cấp là hai nguyên nhân thường gặp gây đau tai.
Thủng màng nhĩ vì viêm tai giữa
Cảnh giác với viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ
Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa ứ dịch
Trả lời:
Bác sỹ Nguyễn Tuyết Mai - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:
Chào cháu! Theo những triệu chứng mà cháu miêu tả, tôi đoán cháu bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Tùy theo diễn tiến thời gian bị bệnh mà phân chia viêm tai giữa ra 3 giai đoạn:
– Cấp: Thời gian bị bệnh dưới 3 tuần.
– Bán cấp: Thời gian bị bệnh 3 tuần đến dưới 3 tháng.
– Mạn: Thời gian bị bệnh trên 3 tháng.
Nếu như trước đây cháu chưa từng bị đau tai, lần này cháu mới bị lần đầu tiên thì có thể cháu đã bị viêm tai giữa cấp (viêm tai giữa ở giai đoạn đầu). Ngoài những triệu chứng như vậy, viêm tai giữa cấp thường kèm theo: Sốt, ù tai, nghe kém, chảy dịch tai…
Bệnh lý viêm tai giữa cấp cần phải điều trị với kháng sinh liều cao trong khoảng 10 ngày, cho dù triệu chứng đã hết. Nếu có điều kiện, nên lấy mủ tai làm kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, còn phải sử dụng thuốc chống viêm, chống phù nề sung huyết ở mũi họng. Trong trường hợp có sốt cao và đau nhức tai liên tục, màng nhĩ căng phồng thì cần phải rạch màng nhĩ để dẫn lưu.
Bệnh nếu không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng như thủng màng nhĩ, hoại tử các xương con trong tai giữa hoặc gây viêm nhiễm mạn tính tai giữa gây giảm thính lực. Do đó, cháu nên đến chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X - quang, nội soi tai mũi họng… Khi có kết quả, bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn