Suy thận vì uống quá nhiều trà đá

Uống quá nhiều trà có thể gây suy thận

Có nên thường xuyên uống trà buổi sáng?

Dùng trà - Sai cách, thiệt người! (P.2)

Người uống trà cần tránh những điều này

Vì người tự kỷ: Cả thế giới thắp đèn xanh

Các bác sỹ đã loại trừ nhiều nguyên nhân khác khiến bệnh nhân bị suy thận. Bệnh nhân thú nhận là có thói quen uống khoảng 16 cốc trà đá mỗi ngày.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, trong thận người này có quá nhiều tinh thể oxalate -  các thành phần của sạn thận. Little Rock - Đại học Y khoa Arkansas (Mỹ), giải thích rằng trong trà có chứa nhiều tinh thể calci oxalate – chất gây hình thành những tinh thể muối và chất khoáng trong nước tiểu. Oxalate tồn tại trong cơ thể ở mức độ nhỏ thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, quá nhiều oxalate có thể tạo thành những hạt lớn trong thận gây đau buốt và khó tiểu. 

Ngoài trà đen, oxalate còn có trong rau bina, đại hoàng, hạt có vỏ cứng, bột mì và chocolate.

Trung bình một người ở Mỹ tiêu thụ khoảng 152 - 511mg oxalate mỗi ngày. Mức này cao hơn 40 - 50mg một ngày theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 50 - 100mg oxalate trong mỗi 100ml nước trà đen (dùng làm trà đá). Với 16 cốc trà mỗi ngày, mức tiêu thụ oxalate của bệnh nhân là hơn 1500mg - cao hơn mức nạp vào của một người trung bình khoảng 3 - 10 lần.

 Các bác sỹ kết luận rằng việc tiêu thụ quá mức oxalate trong trà đá ở bệnh nhân này dẫn tới suy thận là một quá trình diễn ra rất nhanh. Tình trạng của ông ta "không thể giải thích bởi các nguyên nhân nào khác", TS. Alejandra Mena-Gutierrez - người điều trị cho bệnh nhân, cho biết.

Kết quả sinh thiết thận của người đàn ông cho thấy có nhiều tinh thể oxalate - là nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận

Theo các bác sỹ, chức năng thận của bệnh nhân này không thể hồi phục, ông ta có thể sẽ phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

"Chúng tôi không khuyên mọi người đừng uống trà. Nếu bạn khỏe mạnh và uống trà một cách điều độ, nó sẽ không gây hại gì cho thận", TS. Mena-Gutierrez nói.

Trong một báo báo khác đăng tải năm 2013 trên New England Journal of Medicine, các nhà nghiên cứu đã mô tả một trường hợp bệnh hiếm gặp gọi là "nhiễm độc fluor ở xương". Bệnh nhân là một phụ nữ uống mỗi ngày một bình trà pha từ 100 túi trà, suốt trong 17 năm. Ở trường hợp bệnh nhân này, bệnh xương của bà có khả năng do sử dụng quá nhiều fluor, một loại khoáng chất có trong trà và nước uống.

Báo cáo về bệnh nhân này được đăng trên Tạp chí New England Journal of Medicine số ra ngày 1/4.

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn