Hà thủ ô đỏ sẽ biến thành thuốc độc nếu không rõ cách sử dụng
Uống hà thủ ô có chữa được bạc tóc?
Làm sao để phòng ngừa rụng tóc do di truyền?
Mật ong rừng độc hơn mật ong nuôi?
Khi TPCN Ginkgo biloba "tạo phản"
Mới đây, tờ FoxNews đưa tin, một người đàn ông Trung Quốc 26 tuổi đã tử vong sau một tháng nằm viện vì tiêu thụ quá liều một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh rụng tóc. Theo đó, người này đã uống hơn 6,6 pound (gần 3kg) hà thủ ô đỏ (TuberFleeceflower) khiến cho gan bị tổn thương dẫn đến suy gan và tử vong. Trước đó, vào năm 2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã ban hành một cảnh báo về tác dụng phụ tiềm năng của loại thảo dược này.
Hà thủ ô đỏ được coi là một vị thuốc quý được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ dưỡng cao, lợi khí huyết, ngăn ngừa tóc bạc, giúp sức khoẻ dồi dào và kéo dài tuổi thọ.
Bộ phận dùng chủ yếu của hà thủ ô đỏ là rễ. Chúng được thu hái vào mùa Thu, rửa sạch, cắt bỏ rễ con và góc thân, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi hay bổ tư, phơi hoặc sấy khô (hoặc đồ chín rồi phơi khô). Hà thủ ô đỏ thường được bán dưới dạng thuốc sắc, tán bột làm viên, nấu cao hoặc ngâm rượu. Ngày nay, hà thủ ô đỏ đã được nghiên cứu và phát triển thành dạng viên nang, viên nén thực phẩm chức năng tiện lợi cho người sử dụng.
Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, hà thủ ô đỏ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hà thủ ô sống có chứa anthraquinone kích ứng nhu động ruột gây tiêu chảy kể cả đối với người khoẻ mạnh. Bởi thế, những người thường bị rối loạn tiêu hoá, đang bị viêm đường tiêu hoá thì không nên dùng, nhất là hà thủ ô chưa qua chế biến. Người không gặp vấn đề về đường tiêu hóa, khi dùng hà thủ ô thì cũng nên tránh thực phẩm sống, thực phẩm tanh, để giảm nguy cơ gây tiêu chảy. Không nên uống hà thủ ô trước 7h sáng vì lúc này đường ruột dễ bị kích thích nhất. Một số khác, uống hà thủ ô vào thấy ngủ li bì, có thể là vì do cơ địa (người thuộc tạng dương hư) hoặc do trong hà thủ ô còn một số chất gây say chưa phân giải... Các chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng không tốt tới gan, thận.
Chế biến hà thủ ô rất cầu kỳ, vì vậy, hà thủ ô bán ngoài thị thường khó có thể bảo đảm chất lượng. Hơn nữa, trong hà thủ ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Vì thế, những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thư vú hoặc tử cung không nên dùng. Ngoài ra, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không được dùng vì nó gây hạ đường huyết, dẫn đến tử vong.
Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng hà thủ ô đỏ với bất kỳ mục đích nào cho sức khoẻ!
Bình luận của bạn