Mọi niềm vui đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người

"Dám hạnh phúc" nằm trong bộ 2 cuốn sách viết về tâm lý học Adler, cùng với cuốn "Dám bị ghét"

Mất ngủ kéo dài phải làm sao?

Tối nay ăn gì: Cơm chiên cà chua

Dòng chảy tuần

Vai trò của giấc ngủ và vận động với trẻ tăng động giảm chú ý

Trong thư phòng của triết gia không có đồng hồ. Cuộc tranh luận của hai người đã mất bao nhiêu thời gian rồi? Bao lâu nữa thì trời sẽ sáng? Chàng thanh niên tự nguyền rủa bản thân đã quên không đeo đồng hồ, vừa nghiền ngẫm những điều triết gia đã nói. Phức cảm cứu thế sao? Xây dựng quan hệ bạn bè với học trò sao? Đùa chắc! Người đàn ông này nói mình hiểu nhầm Adler nhưng chính ông ta mới hiểu nhầm mình. Người lảng tránh nhiệm vụ cuộc đời, tránh né tiếp xúc với người khác chính là ông ta, kẻ ru rú trong phòng này.

Chàng thanh niên: Bây giờ tôi đang sống trong bất hạnh. Không phải tôi khổ sở vì giáo dục nhà trường mà chỉ khổ sở vì cuộc đời. Và lý do là bởi tôi đang lảng tránh "nhiệm vụ cuộc đời"... Thầy nói vậy nhỉ?

Triết gia: Tóm tắt một cách đơn giản thì là vậy.

Chàng thanh niên: Hơn nữa, thầy nói đừng đối diện với bọn trẻ như một phần của công việc mà hãy xây dựng mối quan hệ "bạn bè". Lý do của điều này còn vớ vẩn hơn. Rằng, "vì Adler cũng đã làm thế". Adler đối diện với người đến tư vấn như một người bạn. Vì ngài Adler cao quý đã làm vậy nên cậu cũng phải làm như thế... Thầy nghĩ tôi có thể chấp nhận một lý do như vậy không?

Triết gia: Nếu lý do của tôi chỉ là "vì Adler cũng đã làm thế" thì hẳn là cậu không chấp nhận được rồi. Đương nhiên lý lẽ của tôi nằm ở chỗ khác.

Review-sach-Dam-hanh-phuc

Chàng thanh niên: Nếu thầy không làm rõ điều đó thì chỉ là chống chế thôi.

Triết gia: Tôi hiểu rồi. Adler gọi những vấn đề mà cá nhân phải đối diện khi sống trong xã hội là "nhiệm vụ cuộc đời".

Chàng thanh niên: Tôi biết. Là nhiệm vụ công việc, nhiệm vụ bạn bè, nhiệm vụ tình yêu.

Triết gia: Đúng vậy. Mấu chốt ở đây là nhiệm vụ trong mối quan hệ giữa người với người. Chẳng hạn, nói đến "nhiệm vụ công việc" cũng không phải coi bản thân công việc là vấn đề mà chú ý tới mối quan hệ giữa người với người liên quan đến nó. Với ý nghĩa đó, có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu ta nghĩ bằng những từ "Quan hệ công việc", "quan hệ bạn bè", "quan hệ tình yêu".

Chàng thanh niên: Nghĩa là thầy bảo tôi đừng chú ý đến hành vi mà chú ý đến "quan hệ"?

Triết gia: Vâng. Tại sao Adler lại chú ý đến quan hệ giữa người với người? Đây là quan điểm liên quan đến cốt lõi của tâm lý học Adler đấy. Cậu có hiểu không?

Chàng thanh niên: Bởi vì nó có tiền đề là định nghĩa đau đầu của Adler, tức "mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người".

Triết gia: Đúng vậy. Cũng cần giải thích ít nhiều về định nghĩa này. Tại sao có thể khẳng định mọi nỗi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người? Theo Adler thì...

Chàng thanh niên: Ôi, thầy lại lòng vòng rồi! Tôi sẽ giải thích rõ nên chúng ta nhanh chóng kết thúc phần này thôi. "Mọi nỗi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người". Nếu đảo ngược lại để suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của câu nói này là hiểu ngay.

Giả sử, vũ trụ chỉ tồn tại một mình "tôi", thì sẽ như thế nào? Có lẽ đó là một thế giới không tồn tại ngôn ngữ lẫn logic. Không có cạnh tranh cũng chẳng có ghen tị lẫn cô độc. Chính vì có sự tồn tại của người khác ngoài tôi ra nên con người mới cảm thấy cô độc. Nếu thật sự "một mình" sẽ không sinh ra cô độc.

Triết gia: Đúng vậy, cô độc chỉ tồn tại trong quan hệ.

Dam-hanh-phuc-Nha-Nam

Chàng thanh niên: Tuy nhiên, giả thiết này không thể xảy ra. Bởi vì về nguyên tắc, chúng ta không thể sống tách rời khỏi những người khác. Tất cả chúng ta đều sinh ra từ bào thai trong bụng mẹ, bú sữa, lớn lên. Khi mới chào đời con người còn không thể tự lật người chứ đừng nói là ăn uống. Và vào khoảnh khắc đứa trẻ chúng ta mở mắt, biết được sự tồn tại của người khác - hầu hết là mẹ mình, thì "xã hội" đã được sinh ra. Rồi bố, anh em và những người ngoài gia đình xuất hiện, xã hội ngày càng phức tạp.

Triết gia: Vâng.

Chàng thanh niên: Sự ra đời của xã hội, cũng là sự ra đời của "phiền muộn". Trong xã hội, chúng ta bị đẩy vào nhiều phiền muộn như xung đột, cạnh tranh, ghen tị, cô độc rồi cả phức cảm tự ti. Tiếng chuông bất hòa vang lên giữa "tôi" và "người khác". Không thể trở lại những ngày bình yên, được bao bọc trong nước ối ấm áp nữa. Chỉ còn cách sống trong xã hội con người phiền nhiễu.

Nếu người khác không tồn tại, phiền muộn sẽ không tồn tại. Tuy nhiên, không thể chạy trốn khỏi người khác. Nghĩa là, "mọi muộn phiền" con người gặp phải đều là muộn phiền bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người... Cách hiểu của tôi có vấn đề gì không?

Triết gia: Không. Cậu đã tóm tắt chính xác. Tôi chỉ xin bổ sung thêm một điều. Nếu mọi muộn phiền của con người đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người thì chỉ cần cắt đứt quan hệ với người khác là được, có phải không? Chỉ cần tránh xa người khác, ru rú trong phòng mình là xong à?

Không phải như vậy. Hoàn toàn không phải. Bởi vì, niềm vui của con người cũng sinh ra từ mối quan hệ giữa người với người. Người sống "một mình trong vũ trụ" có lẽ sẽ sống một cuộc đời phẳng lặng không có muộn phiền, đổi lại cũng không có niềm vui.

Đằng sau những lời, "mọi muộn phiền đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người", Adler nói, "ẩn chứa một định nghĩa hạnh phúc rằng "mọi niềm vui cũng bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người".

Chàng thanh niên: Chính vì thế chúng ta phải đối diện với "nhiệm vụ cuộc đời".

Triết gia: Đúng vậy đó.

Chàng thanh niên: Được thôi. Vậy thì quay trở lại câu hỏi lúc nãy. Vì sao tôi phải xây dựng mối quan hệ bạn bè với học trò của mình?

Triết gia: Vâng. Vốn dĩ "bạn bè" là gì? Tại sao chúng ta lại được giao nhiệm vụ bạn bè? Hãy cùng suy nghĩ dựa vào những điều Adler đã nói về bạn bè. "Chúng ta học ở quan hệ bạn bè việc nhìn bằng mắt người khác, nghe bằng tai người khác, cảm nhận bằng tâm hồn người khác."

 

 

Chàng thanh niên: Câu này xuất hiện lúc nãy...

Triết gia: Đúng vậy. Định nghĩa của cảm thức cộng đồng.

Chàng thanh niên: Nghĩa là sao? Thầy nói rằng, chúng ta học "tri thức về người", nắm được cảm thức cộng đồng thông qua "quan hệ bạn bè" sao?

Triết gia: Không, cụm từ "nắm được" không chính xác. Lúc nãy tôi đã nói, cảm thức cộng đồng là "cảm giác" tiềm tàng trong mỗi con người. Rằng đó không phải thứ ta nỗ lực để nắm được mà là thứ ta khơi dậy từ trong chính bản thân mình. Vì vậy, chính xác là "khơi dậy thông qua quan hệ bạn bè".

Chính trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta được thử thách sự cống hiến cho người khác. Người không bước vào "quan hệ bạn bè" sẽ không tìm thấy chỗ đứng trong tập thể.

Chàng thanh niên: Khoan đã.

Triết gia: Không, tôi sẽ tiếp tục cho tới phần kết luận. Lúc này, vấn đề là ở chỗ, thực hiện "Quan hệ bạn bà" ở đâu? Cậu đã biết câu trả lời phải không? Nơi trẻ học "quan hệ bạn bè" đầu tiên, nơi khơi dậy được cảm thức cộng đồng chính là trường học.

Chàng thanh niên: Không, tôi bảo khoan đã rồi mà. Thầy phát triển luận điểm nhanh quá làm tôi không hiểu gì cả. Thầy bảo tôi trường học là nơi học "Quan hệ bạn bè" nên hãy trở thành bạn của những đứa trẻ đó?

Triết gia: Thường có nhiều người nhầm ở chỗ này. Quan hệ bạn bè không phải chỉ dừng ở mối quan hệ tình bạn đơn thuần. Thường có những mối quan hệ bạn bè dù không được gọi là bạn. "Quan hệ bạn bè" Adler nói đến là gì? Tại sao nó lại liên quan đến cảm thức cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau trao đổi kỹ.

Trích: Dám hạnh phúc - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Nhã Nam phát hành.

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức