Lão Tử: "Đạo khả đạo, phi thường Đạo"

Đạo của Lão Tử không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức, hoặc là đạo lý nhân sinh, mà còn là Đại Đạo của sinh mệnh.

6 loại trà đẩy lùi lão hóa giúp bạn trẻ lâu hơn

Khuyến cáo mới của Mỹ về việc bổ sung vi chất nhằm phòng bệnh

Cúm A tăng nhanh đáng lo ngại

Thêm một loại virus mới bùng phát được WHO cảnh báo, tỷ lệ tử vong 90%

Lỗ Tấn kể một câu chuyện trong bài tán văn "Lập Luận" như sau: Một nhà sinh được bé trai, lấy làm mừng rõ vô cùng. Ngày bé trai đầy tháng được bế ra ngoài đón khách. Đương nhiên là cả nhà muốn nghe những lời chúc tốt đẹp.

Một người khách nói: "Đứa bé này rồi sẽ phát tài!" Cả nhà không ngớt lời cảm tạ.

Một người khách khác nói: "Đứa bé này rồi sẽ làm quan!" Người khách được cung phụng chu đáo.

Một người nữa nói: "Đứa bé này rồi sẽ chết!" Lập tức bị cả nhà xúm vào cho một trận.

Nói phải chết là điều tất nhiên, nói phú quý là điều nói dối. Nói dối thì được tốt, nói điều tất nhiên thì bị đánh.

Trong câu chuyện này, Lỗ Tấn đã miêu tả sinh động mối quan hệ giả dối giữa con người với nhau. Ngài nói, "Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có 4 cái lớn thì người là 1. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên."

Vậy Đạo là gì? Ngài nói, "Đạo mà nói được không phải là đạo thường. Danh mà nói được thì không phải là dành thường!"

Còn thế nào là tự nhiên? Như con trâu, con ngựa sinh ra đã có 4 chân, ngày ngày gặm cỏ tươi, uống nước suối, chạy nhảy tung tăng trên thảo nguyên, trong rừng rậm, thế là tự nhiên. Con người lấy dây cương choàng lên đầu ngựa, dây thừng xuyên qua mũi trâu, đóng móng sắt cho ngựa, nhốt chúng vào một nơi, thế là phản tự nhiên.

Ngay như con người, "Tự nhiên" là muốn chỉ cái bản tính thiên nhiên của họ, những suy nghĩ hồn nhiên của con người. Tự nhiên mâu thuẫn với giải dối. Theo ngài, "chân" đồng nghĩa với "tự nhiên, "chân" cũng là "tự nhiên" vậy. Tất cả những cái đó là đặc tính cơ bản của "Đạo".

lao-tu-1-700x366

Chữ "Đạo" khái quát đầy đủ tư tưởng của Lão Tử

Lưu Ngôn: Ngài tôn kính! Đối với người bình thường thì tư tưởng của ngài là huyền diệu, sâu xa, chỉ có thể hiểu một phần, không thể hiểu được thực chất. Lúc này, vãn bối mong ngài nói tường tận hơn.

Lão Tử: Thực thì tư tưởng của ta rất dễ hiểu, bao hàm chữ "Đạo". "Đạo" đã khái quát đầy đủ nội dung tư tưởng của ta.

Lưu Ngôn: Chính vì chữ "Đạo" này mà lũ vãn bối đã đau đầu hoa mắt, chưa biết thế nào. Vậy, cuối cùng thì "Đạo là gì?"

Lão Tử: Ta không hề phát minh ra chữ "Đạo." Từ Lâu, chữ đó đã được dùng rộng rãi. Trong Chu Dịch, Quốc NgữTả Truyện đã xuất hiện chữ "Đạo", hàm nghĩa của nó hoặc chỉ con đường hoặc chỉ đạo lý. Chữ sau được dẫn ra từ chữ trước. Con đường mọi người đi có đường to, đường nhỏ, đường quanh co, nhưng đều gọi chung là con đường. Tư tưởng và hành vi của con người phải tuân theo một đường hướng nào đó, gọi chung là đạo lý. Chữ "Đạo" và "Đạo trời" dùng trong Quốc Ngữ và Tả Truyện thường là chỉ "Đạo lý", bao hàm ý nghĩa phép tắc tự nhiên, mang nhiều ý nghĩa triết học.

Lưu Ngôn: Rất rõ ràng, "Đạo" của ngài là "Đạo lý!"

Lão Tử: Có những đạo lý nhất định. "Đạo" của ta được phát triển từ "Thiên đạo quan", là quy luật chung hình thành từ những khái quát trừu tượng về trời đất và vạn vật. Có thể nói, hệ thống tư tưởng của ta được xây dựng trên cơ sở của "Đạo", lấy "Đạo" làm trung tâm, là phạm trù cao nhất. "Đạo" là phép tắc tự nhiên của vật, là thuộc tính tự nhiên của thế giới vật chất vĩnh hằng.

Lưu Ngôn: Ngài đã biểu đạt "Đạo" như thế nào? 

Lão Tử: "Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh!" (Đạo mà nói được không phải là đạo thường. Danh mà nói được thì không phải là dành thường!)

Lưu Ngôn: Mong ngài giải thích cụ thể hơn.

Lão Tử: Thứ nhất, "Đạo" là danh từ, chỉ thực chất và cái gốc của vũ trụ; nói tới nguyên lý, chân lý, quy luật... Thứ hai, "Đạo" là động từ, chỉ giảng giải, biểu đạt... Cũng vậy, thứ nhất, "Danh" là danh từ, chỉ hình thái của "Đạo", thứ hai, "Danh" là động từ, có nghĩa là thuyết minh.

Như vậy thì, "Đạo có thể nói thành lời, nhưng không phải là "Đạo" nói chung, hình thái của "Đạo" có thể nói rõ, nhưng không phải là hình thái thông thường.

Lưu Ngôn: Trong quan niệm của lũ vãn bối thì "Đạo" chỉ quy luật, những quy luật cụ thể muôn hình vạn trạng như: đạo trị học, đạo dùng bình, đạo kinh doanh... Xem ra, "Đạo" mà ngài nói, về hình thái khác với "Đạo" cụ thể chăng?

Lão Tử: Đúng vậy. Ta khái quát đơn giản "Đạo" thành:

"Có vật hỗn nhiên mà thành,

Sinh trước trời đất.

Không nghe, không thấy,

Độc lập mà không đổi.

Vận hành tuần hoàn không mỏi.

Có thể là mẹ thiên hạ,

Ta không biết tên,

Gọi là Đạo.

Miễn cưỡng còn gọi là Đại.

Lưu Ngôn: Tại sao lại gọi "Đạo" là "Đại" vậy?

Lão Tử: "Đạo" là hỗn hợp chưa phân, tồn tại khách quan trước khi trời đất phân giải, "Đạo" bao trùm lên tất cả không đâu là không có, vì vậy gọi là "Đại".

Lưu Ngôn: Hình thái của "Đạo" hoặc "Đại" mà ngài nói tới là như thế nào?

Lão Tử: Ta khái quát chúng bằng vài câu:

"Đạo" mập mờ,

Như có như không;

Mập mờ nhưng lại có hình.

Mập mờ nhưng lại có vật.

Sâu xa tăm tối nhưng bên trong có tinh,

Tinh là thật, thực đáng tin.

Lưu Ngôn: Qua mấy lời trên chúng ta có thể thấy, "Đạo" là thứ không nhìn thấy, không nghe thấy, mập mờ không sờ thấy được, song nó lại "có hình", "có tinh", là thực thể có thuộc tính vật chất, tồn tại thực sự. Nhưng Trang Tử lại lấy hai chữ "không biết" để giải thích "đạo", hỏi hiểu "đạo" như vậy đã chính xác chưa?

Lão Tử: Trang Tử đã nói như thế nào?

Lưu Ngôn: Trong Tri Bắc Du, Trang Tử kể cho chúng ta nghe câu chuyện:

Chuyện về họ Tri cầu đạo. Trước hết, Tri hỏi Vô Vi Vị thế nào là đạo, hỏi mấy lần mà Vi Vị vẫn chưa trả lời. Cái chính là Vô Vi Vị cũng chưa biết trả lời ra sao. Sau đó, Tri hỏi sang Cuồng Khuất, người này nói, "Ta biết trả lời chuyện này như thế nào, nhưng tiếc cái đang định nói thì lại quên mất." Cuối cùng, Tri đến gặp Hoàng Đế, kể rõ mọi chuyện về Vô Vi Vị và Cuồng Khuất. Hoàng Đế nói: "Có thể coi Vô Vi Vị là người hiểu rõ Đại Đạo, vì hắn chẳng biết gì cả. Cuồng Khuất là ngwoif mới tiếp cận với Đạo, vì cuối cùng hắn đã quên hết. Còn ngươi và ta cái gì cũng biết, muốn biết tất cả, muốn biểu đạt tất cả, nên trước sau chẳng có cách gì tiếp cận được với Đạo."

Lời ngụ ngôn của Trang Tử cơ hồ muốn cho chúng ta hay, người "không biết gì" là người hiểu đạo nhất, còn người biết nhiều lại chẳng có cách gì tiếp cận Đạo. Dưới gầm trời này sao lại có những nghịch lý như vậy?

Lão Tử: Cách nói của Trang Tử là cách nói vòng vo về "Đạo". Có thể do sự nhầm lẫn của ta về sự mập mờ của đạo, tức là đạo vô hình, vô trạng, vô tượng đã hình thành những suy nghĩ của Trang Tử.

Lưu Ngôn: Ngài đã nói về "Đạo" còn có phần mập mờ chăng?

Lão Tử: Ta từng nói:

Nhìn mà không thấy mới nói là vô hình,

Lắng mà không nghe mới nói là vô thanh,

Bắt mà không được mới coi là vô tích.

Ba cái ấy không thể phân rõ,

Vốn nó hỗn hợp thành một thể.

Trên nó thì không sáng,

Dưới nó thì không tối,

Không biết gọi là gì,

Rốt lại là vô vật,

Thế gọi là hình trạng vô hình trạng,

Hình tượng của cái không có vật.

Đó tức là mập mờ.

Ở đây ta muốn nhấn mạnh, là căn nguyên vật chất sau cùng của sự vật, là quy luật tổng thể của sự vật, "Đạo" có đặc điểm không giống bất kỳ sự vật cụ thể nào. Đâu ngờ hậu thế sau này lại có ý khác.

Sau khi nói đạo là "mập mờ", tiếp đó ta có nói: "Theo nó thì không thấy đuôi, đón nó thì không thấy đầu. Nắm cái đạo xưa để chế ngự cái có nay, để biết cái đầu mối của xưa. Đó gọi là rường mối của đạo". Như thế là nói, đạo có thể đón, có thể theo, có thể nắm. Vậy đạo là vật có tính quy luật, có thể đón, có thể theo, có thể nắm thì sao lại không thể biết được?

Lưu Ngôn: Việc ngài bàn về "Đạo" theo khái niệm triết học là có ý nghĩa tích cực, nhất là về mặt nhận thức cơ bản thể của vũ trụ. "Đạo" được coi là vật tồn tại cao nhất, cơ bản nhất trong vũ trụ, "Đạo" có trước trời đất, mang tính vĩnh hằng "Độc lập và không đổi", là thực thể vận động không ngừng, còn bản thể vũ trụ tuy vô hình vô danh, chúng ta không cảm giác được, nhưng thực tế nó còn đang tồn tại, củng cố tư duy của chúng ta.

Vì vậy, đề xuất "Đạo" trong một phạm trù cao nhất đã có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống tư tưởng các triết gia Trung Quốc sau này.

 
PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa