Y dược Việt Nam và cơ hội vàng để bứt phá

Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược”.

Hai công ty cổ phần dược phẩm VCP và Ampharco U.S.A bị phạt do vi phạm đăng ký, sản xuất thuốc

Vi phạm về đăng ký, sản xuất thuốc, một công ty bị phạt 70 triệu đồng

Khánh thánh Nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư đầu tiên tại Việt Nam

Công an vào cuộc điều tra vụ sản xuất thuốc điều trị viêm gan B giả

Xu hướng đổi mới sáng tạo trong ngành y dược trên Thế giới

Ngày 25/9, Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển ngành y dược” với sự tham dự của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia đầu ngành cùng lãnh đạo doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Hội thảo đã tạo diễn đàn mở trao đổi về những giải pháp, những động lực cho đổi mới sáng tạo ngành y dược trong giai đoạn mới, giúp phát triển bền vững ngành y tế, và tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân.

Hội thảo cũng đưa ra những góc nhìn, phân tích khách quan về thực trạng đổi mới sáng tạo ngành y dược Việt Nam; các xu hướng phát triển mới trong khu vực và trên Thế giới; tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển bền vững ngành y dược trong giai đoạn mới, những động lực mới, vai trò của các bên liên quan, cũng như những bài học kinh nghiệm từ các nước.

Theo các chuyên gia, hiện nay đổi mới sáng tạo trong ngành y dược đang diễn ra theo xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) trong chăm sóc sức khỏe; Tập trung vào chăm sóc y tế toàn diện, dựa trên công nghệ xanh; Phát triển các sản phẩm sinh học, tận dụng tiềm năng của cơ thể con người trong việc tự chữa lành; Ứng dụng các công nghệ mới như kỹ thuật gen, tế bào gốc trong việc điều trị và phát triển thuốc mới.

Tại Việt Nam, đổi mới sáng tạo trong ngành y tế đã và đang giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong nghiên cứu y học và sản xuất dược phẩm. Với lợi thế về nguồn nhân lực, với số lượng lớn các chuyên gia, nghiên cứu viên trong ngành y dược. Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Y tế cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, chính sách, pháp luật để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, việc đổi mới sáng tạo trong nghành y dược vẫn còn một số hạn chế như việc tư duy, chính sách còn nhiều bất cập; việc tiếp cận công nghệ mới còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; Nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn hạn chế; Quy trình đăng ký, lưu hành thuốc mới còn phức tạp, thời gian kéo dài;...

Mở khóa tiềm năng đổi mới sáng tạo ngành y dược Việt Nam

Vì vậy, để đổi mới sáng tạo thực sự là liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược vẫn đòi hỏi việc giải quyết tổng hòa rất nhiều nhiệm vụ cụ thể, từ việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong phòng bệnh, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế, thiết bị y tế có chất lượng cao, đến hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về y tế trên cơ sở bám sát thực tiễn, phát hiện nhanh các vấn đề phát sinh và kịp thời điều chỉnh quy định của pháp luật có liên quan.

Theo ông Lê Minh Sang, Chuyên gia y tế cấp cao Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, điều kiện cần và đủ để một quốc gia thành công trong đổi mới y tế, bao gồm:

Thứ nhất, phải thiết lập môi trường thuận lợi cho những người đổi mới CNTT và những người áp dụng CNTT (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân).

Thứ hai, cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ số để giải quyết các ưu tiên về y tế công cộng, chẳng hạn như các khuôn khổ/nền tảng hợp tác, quy định thử nghiệm, trợ cấp, ưu đãi…

Thứ ba, cần tăng cường sự tham gia và tiếp nhận của người dùng đối với các ứng dụng y tế số, chẳng hạn như cần cải thiện chuyên môn và tổ chức, xây dựng năng lực số cho lực lượng lao động y tế, và kiến thức về công nghệ số trong các nhóm dân số.

Thứ tư, cần duy trì các ứng dụng y tế số, như khả năng tương tác và tích hợp; cơ chế tài chính và hệ thống bồi hoàn; giám sát và đánh giá.

Cũng theo ông Lê Minh Sang, hiện nay đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đang phát triển, và có một số bài học mà Việt Nam cần tham khảo từ các quốc gia khác. Cụ thể, Việt Nam cần tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn dữ liệu và khả năng tương tác để hỗ trợ các loại luồng thông tin y tế rộng hơn và sâu hơn; đảm bảo việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn của các nhà cung cấp CNTT y tế.

Đồng thời tận dụng các nguồn dữ liệu y tế mới nổi để hỗ trợ lập kế hoạch, quản lý, giám sát y tế công cộng và tạo động lực để tích hợp y tế số vào các dịch vụ y tế cốt lõi.

Ngoài ra, cũng cần phải đáp ứng kỳ vọng của các công dân/bệnh nhân về các dịch vụ hiệu quả, hiệu suất và cá nhân hóa hơn. Cuối cùng là cần phải thực hiện đánh giá và giám sát để đảm bảo rằng y tế số mang lại hiệu quả theo các ưu tiên về sức khỏe của người dân.

Cũng tại buổi hội thảo, ông Darrell Oh, Chủ tịch Pharma Group, đại diện cho ngành Dược phẩm phát minh tại Việt Nam, nhấn mạnh ba yếu tố then chốt để thúc đẩy ngành Dược phẩm phát minh tại Việt Nam: Đầu tiên, cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động và đầu tư thông qua các chính sách rõ ràng, mang tính dự báo, bền vững để tạo động lực cho các công ty ưu tiên đưa các liệu pháp tiên tiến nhất đến Việt Nam sớm hơn cũng như sẵn sàng đầu tư dài hạn tại đây. Điều quan trọng nữa là: Cam kết mạnh mẽ đối với quy trình quản lý chặt chẽ, tinh gọn, đảm bảo đúng thời hạn quy định cho các thủ tục quản lý, phê duyệt và hoàn thiện quy định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai là đưa ra các chính sách ưu đãi ưu tiên lĩnh vực đổi mới, phát minh như thiết lập trung tâm nghiên cứu, phát triển, khuyến khích đầu tư vào các giai đoạn sớm của quy trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm như nghiên cứu lâm sàng và nâng cao năng lực sản xuất. Cuối cùng là có một quy trình thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược hiệu quả (Quyết định 1165 và 376).

Ngoài ra, ông Darrell Oh cũng đề xuất tiếp tục các buổi đối thoại với doanh nghiệp để theo dõi quá trình hoạt động và kịp thời thích nghi với các thay đổi của thị trường, tăng cường các chính sách và chương trình uu đãi khuyến khích để Việt Nam có thể phát huy thực sự tiềm năng hiện có và tăng tính cạnh tranh trong khu vực

 
Việt An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội