Tăng cường y tế cơ sở, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu

Trong 10 năm qua, tình trạng sức khỏe nhân dân được cải thiện rõ rệt (Ảnh minh họa)

Tăng cường y tế cơ sở để phòng chống bệnh không lây nhiễm

Chú trọng đào tạo nhân lực cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực cán bộ y tế cơ sở, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe nhân dân

Y tế cơ sở đảm bảo 70% nhu cầu sức khỏe của người dân

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 10 năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tình trạng sức khỏe nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Cụ thể, tuổi thọ trung bình năm 2005 năm đầu thực hiện Nghị quyết 46 là 70 tuổi, mục tiêu đến năm 2010 là 72 tuổi. Kết quả đạt được năm 2010 là 72,8 tuổi, năm 2014 tăng lên 73,2 tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm, nhiều bệnh dịch đã được khống chế và đẩy lùi. Nhân dân ở hầu hết các vùng miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe ở nước ra đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Đến nay, ngành Y tế đã hoàn thành 7/9 chỉ tiêu theo Quyết định 243 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 46. Trong thời gian tới, ngành Y tế đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để phù hợp với tình hình mới và khắc phục những tồn tại, bất cập.

Tại hội nghị, đại điện một số tỉnh, thành phố đã báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 46 ở địa phương mình. Nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo, tập trung vào các nội dung: Tăng cường hoạt động của trạm y tế cơ sở; Hỗ trợ mô hình “Bác sỹ gia đình”; Phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh xã hội hóa; Mô hình “Liên kết bệnh viện”; Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện Nghị quyết 46.

Hội nghị trực tuyến Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh các kết quả đạt được trên một số lĩnh vực, nổi bật là Việt Nam đã đẩy lùi được các dịch bệnh mới phát sinh, xây dựng được các bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật đã góp phần giảm tải cho các bệnh viện. Việc đổi mới công tác quản lý đã giảm 25% giá thuốc; Ứng dụng tốt KHCN trong phòng, chữa bệnh. Về nội dung, giải pháp cần gắn xã hóa công tác y tế với công tác quản lý hành chính, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tiến tới sự hài lòng cho người bệnh…

Trong thời gian tới, Bộ Y tế cũng sẽ kiến nghị Đảng, Nhà nước cho phép thực hiện việc quản lý hệ thống y tế cơ sở theo ngành tại địa phương từ tuyến tỉnh trở xuống giống như lực lượng vũ trang, tức là trạm y tế xã, bệnh viện huyện và phòng y tế trực thuộc Trung tâm y tế huyện; Trung tâm y tế huyện trực thuộc Sở Y tế.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, làm như vậy sẽ đảm bảo cho hoạt động của ngành thống nhất và hiệu quả hơn. Trung tâm Y tế huyện sẽ điều tiết được kinh phí hoạt động cho khối dự phòng vì hiện nay ngân sách cấp cho khối dự phòng ngày càng giảm, trong khi đó khối điều trị lại có nguồn thu từ việc khám chữa bệnh.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn