25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Gần 3 triệu người được khám sàng lọc tăng huyết áp

Người tăng huyết áp có phải kiêng “yêu”?

Xem tivi nhiều, trẻ dễ bị tăng huyết áp!

Infographic: Đến năm 2025, 1,5 tỷ người bị bệnh tăng huyết áp

Cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

GS.TS Nguyễn Lân Việt ước tính, đã có tới 10 triệu người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp và số người mắc bệnh này vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nước ta. Đặc biệt, GS. Lân chia sẻ: “Tăng huyết áp gia tăng khiến các căn bệnh liên quan cũng tăng. Trước đây ở Viện Tim mạch quốc gia, rất hãn hữu chúng tôi mới gặp một bệnh nhân bị lóc tách thành động mạch chủ, nhưng hiện nay thường xuyên gặp chứng bệnh này. Đây là chứng bệnh khó và tỷ lệ tử vong vẫn rất cao”.

Theo các bác sỹ, tăng huyết áp là bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp được phân loại thành nguyên phát hay thứ phát. Khoảng 90 – 95% số ca tăng huyết áp nguyên phát - dùng để chỉ các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây tăng huyết áp (vô căn) cho người bệnh. Còn lại khoảng 5 – 10% số ca tăng huyết áp thứ phát do các bệnh lý tại các cơ quan khác như thận, động mạch, tim và hệ nội tiết gây ra như suy thận mạn tính, hẹp động mạch thận, cường aldosteron nguyên phát, u tủy thượng thận hoặc do uống thuốc ngừa thai…

GS. Nguyễn Lân Việt cho biết, những biến chứng nhiều nhất của tăng huyết áp là suy tim, biến chứng mạch máu, tổn thương đáy mắt, có protein trong nước tiểu và suy thận... Tuy nguy hiểm là vậy nhưng trong giai đoạn 2012 - 2015, mới chỉ có 50% bệnh nhân tăng huyết áp được phát hiện điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế.

Mục đích của việc điều trị là nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra. Khi xem xét trị số huyết áp của bệnh nhân, các bệnh liên quan khác (đái tháo đường, tăng mỡ trong máu…) mà họ đang mắc phải, các bác sỹ sẽ kê thuốc điều trị thích hợp cho người bệnh.

Việc điều chỉnh lối sống rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp: Cần giảm ăn mặn, giảm mỡ, giảm đường (nếu có bệnh đái tháo đường), không sử dụng rượu bia, ngừng hút thuốc lá. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, duy trì đời sống tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi giải trí hợp lý. Ngoài ra, có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp.

Điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời, do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp sẽ gia tăng trở lại khi ngưng thuốc. Đặc biệt, bệnh nhân cần tham vấn thường xuyên bác sỹ khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp trong quá trình điều trị.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn