Trẻ nhỏ cũng tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở trẻ có thể gây ra những biến chứng về tim, thận. Nguồn ảnh: SGTT

Ăn gì để phòng tăng huyết áp?

Biện pháp phối hợp chữa tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở người trẻ: 70% không triệu chứng

Tăng huyết áp: Âm thầm mà nguy hiểm

Cẩn trọng khi trẻ nôn, đỏ bừng mặt

Theo các chuyên gia tim mạch, tình trạng béo phì và lối sống thụ động ngày càng phổ biến ở trẻ em đã làm gia tăng tình trạng tăng huyết áp ở trẻ.

PGS.TS Nguyễn Quan Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận định: “Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ tăng huyết áp ở trẻ và kéo theo đó là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh tăng huyết áp ở trẻ còn do hậu quả của một số bệnh lý khác như bệnh về thận, hẹp động mạch vành, bệnh về động mạch chủ… Hay thói quen ngồi xem tivi, chơi máy vi tính quá lâu cũng là nguy cơ gây tăng huyết áp ở trẻ”.

Trẻ béo phì có nguy cơ tăng huyết áp cao. Nguồn ảnh: Internet

Mặc dù có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ nhưng bệnh tăng huyết áp ở trẻ lại khó được phát hiện. Bởi, khi trẻ có những biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn, ù tai, đỏ bừng mặt… thì cha mẹ thường nghĩ đến các bệnh lý khác mà không biết rằng đây là những triệu chứng cơ năng của bệnh tăng huyết áp ở trẻ em.

Nếu trẻ bị tăng huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não… Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu của tăng huyết áp cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh không khó

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn: “Bệnh tăng huyết áp ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị mà không cần dùng thuốc. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhận thức của các bậc phụ huynh. Điều quan trọng là phải tuân thủ các nguyên tắc và hành động thiết thực theo các chỉ dẫn của bác sỹ điều trị. Thay đổi lối sống một cách tích cực sẽ làm cho sức khỏe của trẻ cải thiện hơn rất nhiều”.

Chế độ ăn của trẻ nên có nhiều rau và hoa quả để phòng ngừa tăng huyết áp. Nguồn ảnh: Internet

Một lối sống khoa học được các chuyên gia khuyến cáo bao gồm: Giúp trẻ duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý; Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, muối, hạn chế thức ăn nhanh; Tăng cường chế độ ăn chứa nhiều chất xơ bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả…; Tăng cường các hoạt động thể chất cho trẻ bằng việc tập thể dục, vui chơi hoạt động ngoài trời; Hạn chế ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, xem tivi…

Với những trẻ có nguy cơ bị tăng huyết áp (tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp hoặc thận, trẻ bị béo phì, bị bệnh thận, bệnh về tim mạch…) cha mẹ cần hình thành thói quen cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó có đo huyết áp để giúp kiểm soát huyết áp của trẻ. Để bảo đảm sức khỏe cho trẻ cha mẹ nên tự phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ, những yếu tố nguy cơ để dự phòng bệnh tốt hơn.

Những trường hợp cần đo huyết áp cho trẻ
- Tiền sử sinh non, rất nhẹ cân, hoặc biến chứng trong thời kỳ sơ sinh cần được hồi sức tích cực.
- Trẻ thừa cân, béo phì.
- Tim bẩm sinh đã phẫu thuật hoặc chưa phẫu thuật.
- Nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu hoặc tiểu đạm tái phát.
- Bệnh thận hoặc các dị dạng đường niệu đã biết trước đây.
- Tiền sử gia đình bị bệnh thận bẩm sinh.
- Ghép tạng đặc.
- Bệnh ác tính hoặc được ghép tủy.
- Dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp.
Linh Ly H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch