Tăng quyền lợi của bệnh nhân tại phòng khám bác sỹ gia đình

Bộ Y tế mong muốn nhân rộng mô hình bác sỹ gia đình để giảm tải cho các bệnh viện

Bác sỹ gia đình: Vì sao vẫn chỉ dậm chân tại chỗ?

Ăn trầu gây ung thư: Bác sỹ nói gì?

Bác sỹ gia đình phát hiện hàng trăm nghìn ca bệnh tật

Trẻ 8 tuổi tử vong do không phát hiện nguyên nhân đau bụng?

Đó là những nội dung được Sở Y tế TP.HCM công bố vào ngày 22/8 liên quan đến các giải pháp cải thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh tại tuyến y tế phường xã thông qua hệ thống phòng khám bác sỹ gia đình đang được thí điểm thời gian qua.

Mô hình bác sỹ gia đình còn nhiều rào cản

Cùng với các loại bệnh truyền nhiễm, những bệnh mạn tính không lây đang ngày càng gia tăng, tạo áp lực lên cả hệ thống điều trị và dự phòng của Việt Nam. Trong báo cáo về thực trạng quá tải và công tác giảm tải của PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố trước Thành ủy, TP.HCM chỉ ra: Mỗi năm các bệnh viện tại thành phố phải tiếp nhận và điều trị cho hơn 30 triệu lượt người bệnh, trong đó có khoảng 40% đến 60% bệnh nhân đến từ các tỉnh thành khu vực phía Nam, Miền Trung – Tây Nguyên, bệnh nhân nước ngoài.

Bệnh nhân tại phòng khám bác sỹ gia đình tại phường 10, quận 10

Số lượng bệnh nhân tại TP.HCM chiếm tới 1/4 cả nước, trong khi cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu nguồn nhân lực, thiếu trang thiết bị y tế khiến công tác khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, các bệnh viện tuyến cuối thuộc những chuyên khoa Tim mạch; Chấn thương Chỉnh hình; Phụ sản; Nhi khoa; Ung Bướu đang bị quá tải nghiêm trọng.

Bên cạnh các giải pháp triển khai chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật theo đề án 1816 cho tuyến dưới; Đề án bệnh viện vệ tinh, khoa bệnh vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân... thì mô hình bác sỹ gia đình triển khai theo xu hướng của các nước phát triển được ngành y tế xác định là phương châm quyết định để giảm tải hiệu quả, tăng cường chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở.

Tuy nhiên, thực tế triển khai mô hình trên còn nhiều tồn tại khi bác sỹ gia đình chuyển tuyến bệnh nhân chưa được tuyến trên chấp nhận; Thiếu nhân sự cho y học gia đình; quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại phòng khám bác sỹ gia đình còn thấp khi danh mục thuốc quá hạn chế; Trang thiết bị phục vụ cho phòng khám bác sĩ gia đình còn nghèo nàn và lạc hậu... nên không thu hút được người bệnh. 

Đặc biệt, sau ngày 1/3/2016 quy định thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chính thức có hiệu lực thì người bệnh đã đổ dồn lên khám chữa tại tuyến quận huyện. Thực trạng này khiến trạm y tế tuyến phường xã gần như rơi vào tình trạng bị bỏ không hoặc chỉ có rất ít bệnh nhân đến thăm khám các loại bệnh cảm cúm, bệnh mạn tính thông thường.

Các giải pháp “cởi trói” cho mô hình bác sĩ gia đình

Phòng khám bác sĩ gia đình đã triển khai thí điểm tại phường xã và quận huyện ở TP.HCM từ năm 2013. Đến nay, thành phố có 184 phòng khám tại các trạm y tế phường – xã; 23 phòng khám bệnh viện quận, huyện và 5 phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân.

Đây là những phòng khám được đảm trách bởi các bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất, có thể khám nhiều bệnh tật và đủ năng lực để xử trí ban đầu, được khám nhiều chuyên khoa…

Sở Y tế đang nỗ lực đưa các kỹ thuật cao về tận tuyến y tế phường xã để phục vụ người bệnh

Nhằm khắc phục các hạn chế sau gần 3 năm thực hiện thí điểm, Sở Y tế thành phố cho biết sẽ bổ sung, hoàn thiện quy mô tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và ban hành chính sách liên quan nhằm hoàn thiện mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại tuyến y tế cơ sở.

Theo đó, để tháo gỡ hạn chế về quyền lợi bảo hiểm y tế, người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại phòng khám bác sỹ gia đình ở trạm y tế phường - xã sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán. Mặt khác, người bệnh khi đến phòng mạch thì sẽ phải trả tiền chênh lệch giữa mức giá khám bệnh ở phòng mạch, phần còn lại mới được bảo hiểm y tế chi trả.

Sở Y tế quyết định giao quyền giới thiệu và chuyển tuyến bệnh nhân cho phòng khám bác sĩ gia đình khi chuyển bệnh lên tuyến huyện - tỉnh - trung ương trong trường hợp chuyên khoa hoặc bệnh nhân bệnh nặng căn cứ theo hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử do bác sĩ gia đình cung cấp.

Sắp tới, Sở Y tế sẽ phối hợp với UBND các quận huyện chỉ đạo cho các trung tâm y tế dự phòng phối hợp với bệnh viện quận, huyện triển khai việc ký kết với cơ quan Bảo hiểm Xã hội ở tất cả các trạm y tế; xây dựng cơ số thuốc đầy đủ hơn danh mục cơ số thuốc điều trị tuyến huyện (nếu có thể) nhằm thu hút bệnh nhân đến khám nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp hơn về chính thanh toán bảo hiểm y tế cho dịch vụ bác sĩ gia đình khi khám, thực hiện kỹ thuật, chăm sóc và điều trị (kê đơn thuốc) để đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn so với tuyến quận - huyện.

Sở Y tế TP.HCM kỳ vọng những đổi mới bước đầu của các quy định, chính sách sẽ hấp dẫn được cả người bệnh lẫn các bác sĩ đến trạm y tế khám chữa bệnh, giữ chân cả bác sỹ và bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở từ đó đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng có hệ thống và toàn diện, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin