Tăng thuế thuốc lá, rượu bia sợ buôn lậu gia tăng?

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng số thuế thu được từ thuốc lá, rượu bia tuy lớn nhưng chưa đủ bù cho chi phí xã hội

Tăng thuế thuốc lá có giảm mức tiêu thụ?

WHO thông qua đề xuất tăng thuế thuốc lá

Tăng thuế thuốc lá nhằm hạn chế thanh niên hút thuốc?

Dùng thuốc lá điện tử liệu có thể bỏ thuốc lá?

Thuốc lá điện tử cứu sống hơn 50.000 người Anh mỗi năm

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) nói: “Tăng thuế thuốc lá, rượu bia chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành sản xuất này, làm giảm thu ngân sách, việc làm ở các địa phương”. Theo ông, với mặt hàng thuốc lá, mỗi lần tăng 5% (2016 và 2018) là phù hợp. Với mặt hàng bia, rượu cũng vậy. Tăng thuế lên càng cao, nạn buôn lậu càng phát triển. Người dân có thể chuyển sang tiêu dùng sản phẩm tự nấu hoặc tiêu thụ sản phẩm nhập lậu độc hại hơn. 

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đề nghị cân nhắc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm trên vì có thể làm giảm tính cạnh tranh sản phẩm bia, rượu trong nước, kích thích buôn lậu qua biên giới. “Nếu nhất thiết tăng, nên kéo giãn thời điểm tăng. Có thể từ 1/1/2016 đến năm 2020, tăng 10 - 15%”, đại biểu Xuyền nói.

Trong khi đó, đại biểu Lê Khánh Nhung (Quảng Bình) lại cho rằng: “Mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phải đủ cao mới giảm số người dùng. Mức tăng thuế trong tờ trình của Chính phủ còn quá thấp. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tính rằng, nếu tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt 40%, giá bán lẻ thực tế mới tăng 20,8%, còn nếu tăng 10%, giá bán lẻ thuốc lá tăng không đáng kể. Giá bán lẻ thuốc lá ở ta thuộc loại thấp, có tăng giá lên mới giảm được người hút”. Các ý kiến cho rằng, thuế tăng làm gia tăng buôn lậu là “không thuyết phục”. Nghiên cứu của WHO cho thấy không có mối liên quan giữa việc thuế tăng và gia tăng buôn lậu. Chúng ta vừa tăng thuế, vừa phải tăng cường chống buôn lậu. Có thể có ngành sản xuất sẽ khó khăn, nhưng lựa chọn bảo vệ sức khỏe con người cần thiết hơn”. 

Biểu đổ diễn biến lượng thuốc lá lậu từ năm 2005 - 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cũng đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, bia cao hơn nữa. “Thuốc lá, rượu bia tạo ra nhiều bệnh khó chữa, số thuế chúng ta thu được những năm qua tuy lớn nhưng chưa đủ bù cho chi phí xã hội, chi phí khám chữa bệnh hằng năm cho những tác hại do tiêu thụ thuốc lá, rượu bia đến sức khỏe của người dân. Tăng thuế là giải pháp tốt nhất. Giảm tiêu dùng thuốc lá, rượu bia cần phải coi là một chính sách ưu tiên của Chính phủ”, đại biểu Khá bày tỏ quan điểm. Theo bà, mấy năm qua, buôn lậu vẫn tăng dù thuế không tăng cho nên không có cơ sở nói thuế tăng cao thì buôn lậu tiếp tục gia tăng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội