Tập thể dục sẽ giúp cải thiện khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson
Những cách tăng dopamine tự nhiên cho người bệnh Parkinson
Có nên dùng thuốc điều trị hen suyễn để phòng bệnh Parkinson?
Người bệnh Parkinson nên và không nên ăn gì để kiểm soát bệnh?
Bệnh Parkinson ảnh hưởng thế nào tới cơ thể bạn?
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Mặc dù bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển và có thể hạn chế khả năng di chuyển của một người, tuy nhiên bạn có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng cách tập thể dục. Các triệu chứng của Parkinson thường không xuất hiện ngay mà nó thường xuất hiện các triệu chứng nặng dần theo thời gian như run tay chân, mất thăng bằng, chuyển động cơ thể chậm và cứng khớp. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Parkinson thường được chẩn đoán ở những người từ 60 tuổi trở lên.
Tập thể dục có nhiều lợi ích với người bệnh Parkinson. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giải quyết một loạt các vấn đề phổ biến đối với bệnh Parkinson như giúp giữ thăng bằng, giúp các khớp tay, chân cử động linh hoạt hơn. Ví dụ như các động tác chậm của thái cực quyền và yoga giúp cải thiện dáng đi và sự cân bằng, trong khi tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường sức bền, sự nhanh nhẹn và khả năng phối hợp của người bệnh Parkinson.
Ngoài việc cải thiện các vấn đề thường gặp ở người bệnh Parkinson, một nghiên cứu gần đây được công bố trên JAMA Neurology cũng cho thấy tập thể dục có thể làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.
Các nhà khoa học đã khám phá ra lợi ích tiềm năng của việc tập thể dục cường độ cao với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu. Nghiên cứu được thực hiện ở 128 bệnh nhân. Tất cả những người này đều mắc bệnh ở giai đoạn đầu và chưa dùng thuốc. Những người tham gia được chia thành 3 nhóm và được đánh giá tình trạng thể chất cơ bản theo thang điểm bệnh Parkinson.
Nhóm đầu tiên tập thể dục 3 lần mỗi tuần với cường độ cao, nhóm thứ 2 tập thể dục 3 lần mỗi tuần với cường độ trung bình và nhóm thứ 3 không tập thể dục. Sau sáu tháng, những người tham gia được đánh giá lại theo thang điểm bệnh Parkinson, dao động từ 0 đến 108. Con số càng thấp, các triệu chứng càng ít nghiêm trọng.
Đối với những người tập thể dục cường độ cao, số đo trên thang điểm là 20 không thay đổi. Đối với những bệnh nhân tập luyện ở cường độ vừa phải, số đo trên thang điểm tăng thêm 1,5 điểm. Đối với nhóm không tập thể dục, số đo trên thang điểm tăng lên 23. Mức tăng 3 điểm trên thang đo bệnh Parkinson này làm tăng 15% các dấu hiệu chính của bệnh.
Mặc dù có nghiên cứu chứng minh tập thể dục cường độ cao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson nhưng đây chỉ là nghiên cứu nhỏ.
Nếu bạn muốn khuyên người thân của mình tập thể dục thì hãy nhắc nhở họ hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu tập luyện bất kỳ bài thể dục nào. Bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên cho người thân của bạn về những bài tập cụ thể, những gì cần tránh, cường độ và thời gian tập luyện...
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn