Ngày 30 tháng Chạp là ngày cuối cùng của năm cũ và được người Việt rất coi trọng
Làm sao đón Tết an toàn trong mùa dịch COVID-19
Trà ngon: Món quà ý nghĩa dành cho ngày Tết
Cách làm mứt gừng miếng ngọt ngọt, cay cay cho ngày Tết
Hà Nội: Vận động người dân hạn chế di chuyển dịp Tết vì dịch COVID-19
Dưới đây là những việc cần làm vào ngày 30 Tết, theo phong tục đón Tết cổ truyền của người Việt:
Đi thăm mộ tổ tiên
Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình sẽ đi thăm và quét dọn mộ tổ tiên. Các gia đình có thể mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu.
Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Đi chợ Tết
Chợ Tết là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui hơn, tấp nập hơn và cũng hối hả hơn khi gia đình nào cũng bận rộn trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên, hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi bước sang năm mới.
Chợ Tết thường diễn ra từ ngày 25 đến 30 tháng Chạp, nhưng bắt đầu từ 23 tháng Chạp - ngày cúng ông Công ông Táo, mọi người đã lo dọn dẹp bàn thờ, bày biện và mua sắm đồ Tết.
Đi chợ Tết là một trong những thú vui mỗi dịp Tết đến, Xuân về
Dù vậy, nhiều người vẫn giữ thú vui đi chợ vào những ngày giáp Tết, không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến, Xuân về.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả nên được chuẩn bị xong trước buổi trưa, sau đó sẽ được bày trên bàn thờ gia tiên. Về nguyên tắc, mâm ngũ quả sẽ phải có đủ 5 loại trái cây với màu sắc khác nhau, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Tùy từng miền mà người dân lại có những thói quen bày mâm ngũ quả khác nhau, dựa theo sở thích hoặc đặc sản địa phương. Ví dụ như mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có chuối, dưa hấu (màu xanh); Bưởi, cam, quýt (màu vàng); Táo, quả hồng (màu đỏ); Đào, lê (màu trắng); Mận, nho (màu đen).
Mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh. Trong khi đó, ở miền Nam, người dân thường bày mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài", tức là mong một năm mới sung túc, đủ đầy.
Hoàn tất dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Theo quan niệm của người xưa truyền lại, ngày mùng 1 Tết tuyệt đối không quét nhà. Nếu quét nhà trong ngày này đồng nghĩa với việc quét hết tài lộc, may mắn ra ngoài. Do đó, bạn nên hoàn thành việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày 30 Tết.
Về trang trí nhà cửa, bạn có thể thực hiện theo sở thích. Nhiều gia đình hay mua cây quất, cây đào (hoặc mai vàng) để trang trí nhà cửa trong dịp Tết. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng có sở thích chơi hoa Tết, với các loại hoa được ưa chuộng có thể kể tới thược dược, hoa thủy tiên, hoa ly, hoa đồng tiền, hoa hải đường…
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa
Thông thường, cỗ cúng Giao thừa sẽ gồm 2 lễ: Lễ cúng trong nhà và ngoài trời. Theo phong tục truyền thống, lễ cúng Giao thừa ngoài trời được tiến hành trước vào giờ chính Tý (tức đúng 12 giờ đêm lúc chuyển giao năm mới), sau đó mới đến lễ cúng Giao thừa trong nhà.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, lễ cúng Giao thừa có ý nghĩa rũ bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng Giao thừa cũng thể hiện sự tri ân báo đức, cũng như mong ước cho gia đình được bình an, hạnh phúc và ấm no.
Mâm cúng ngoài trời cần chuẩn bị: Mâm ngũ quả, hương, hoa, nến, trầu cau, trà, rượu, muối, gạo, quần áo và mũ/nón thần linh, một con gà trống luộc, xôi hoặc bánh chưng.
Mâm cúng trong nhà gồm: Bánh chưng, giò, chả, xôi, thịt gà, bánh kẹo, mứt, hương, hoa, nến.
Bình luận của bạn