- Chuyên đề:
- Phòng tránh virus Zika
Thai phụ nhiễm Zika có thể sinh con bị dị tật đầu nhỏ
Liệu bạn có thể bị nhiễm Zika qua đường... hôn?
Quận thứ 17 của TP.HCM bị Zika "tấn công"
Phụ nữ mang thai nghi nhiễm Zika cần làm gì?
Đã từng nhiễm Zika liệu có bị lại không?
Chào bạn!
Nhiễm virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền và có thể gây dịch. Virus Zika thuộc chi Flavirus, họ Flaviridae. Có nguy cơ 1 - 10% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút Zika mang dị tật đầu nhỏ, dẫn đến chậm phát triển thể chất, trí tuệ, rối loạn thị giác, thính giác và rối loạn ngôn ngữ.
Một phụ nữ mang thai chỉ xét nghiệm Zika khi có các tiêu chí sau sau:
- Sốt phát ban hoặc có các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc
- Đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch
- Đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika
Ngoài ra, bạn cần đi khám ít nhất 4 lần trong cả thai kỳ, trong đó thời điểm khám lần đầu cần được thực hiện càng sớm càng tốt ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải xét nghiệm virus Zika. Nếu thai phụ không có các triệu chứng trên hoặc không sinh sống, đã đến vùng có dịch thì không nên xét nghiệm Zika. Việc ồ ạt đi làm xét nghiệm, siêu âm có thể dẫn đến quá tải ở các bệnh viện cộng thêm đó là tốn chi phí cá nhân và tăng thêm chi phí xã hội không cần thiết.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện phụ sản Hùng Vương
Bình luận của bạn