Táo bón gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thường nhật
10 cách tự nhiên chữa táo bón mạn tính
Táo bón mãn tính dễ gây ung thư ruột già
5 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa táo bón
Nguyên tắc phòng và điều trị táo bón cho trẻ
Cách phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi
Trong y học cổ truyền, một số loại thảo dược sau có tác dụng tích cực đối với những người bị táo bón:
1. Cây dền gai:
Cây dền gai (tên khoa học: Amaranthus spinosus) có vị ngọt tính mát, có công hiệu thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, chỉ huyết. Theo dược tính hiện đại, rau dền gai có chứa: Protein, glucid, chất xơ, tro, vitamin C, carotene. Tác dụng của dến gai thường dùng chữa chứng kiết lỵ, bí đại tiểu tiện, đau mắt đỏ, bí đại tiểu tiện, đau họng, đau mắt đỏ, chảy máu cam…
Ảnh minh họa cây dền gai
2. Cây chút chít:
Còn có tên khác: Thổ đại hoàng, lưỡi bò, dương đề. Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn. Trong cây chút chít có chứa thành phần hóa học chính gồm: Anthranoid, tanin, nhựa. Tác dụng của chút chít là để làm thuốc nhuận tràng, tẩy, chữa hoàng đản, mụn nhọt, hắc lào, đầu có vẩy trắng, ứ huyết sưng đau.
Ảnh minh họa cây chút chít
3. Cây đơn kim:
Cây đơn kim (tên khoa học Bidens pilosa L.) còn có tên là đơn buốt, cúc áo, tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, rau bô binh... là cây thảo mọc hoang. Theo y học cổ truyền, cây đơn kim 3 lá có vị ngọt nhạt, tính bình; Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Tác dụng của cây dùng để chữa cảm, cúm, họng sưng đau, viêm ruột, trẻ nhỏ cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét...
Ảnh minh họa cây đơn kim
4. Cây dạ cẩm:
Dạ cẩm có hai loại: có loại thân tím và thân trắng, có lông và không có lông. Loại thân tím có lông được dùng phổ biến hơn, cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nương rẫy, ven đường chân núi đá vôi. Trong dạ cẩm có chứa nhiều chất tanin, ancaloit, anthiraglucozit, saponin. Theo y học cổ truyền, dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Với công năng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Trên lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm các cơn đau và trung hòa được axít trong dạ dày, làm bớt ợ hơi, ợ chua, làm cho vết loét nhanh lành và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Ảnh minh họa cây dạ cẩm
5. Rau tàu bay (hay cải tàu bay):
Theo y học dân gian, cải tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Thường dùng cả cây phơi khô làm thuốc trị cảm sốt, hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Dịch lá của cây có tác dụng trừ giun, giã đắp trị mụn nhọt. Trong rau có chứa các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do. Bên cạnh đó, rau còn có nhiều xơ giúp nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.
Ảnh minh họa rau tàu bay
* Thành phần: Cao dền gai, cao chút chít, cao đơn kim, cao dạ cẩm tím, cao rau tàu bay.
* Tác dụng: Giúp nhuận tràng, làm trơn đường ruột và điều hòa nhu động sinh lý của đại tràng; Hỗ trợ điều trị táo bón; Hỗ trợ dự phòng táo bón ở những người rối loạn cơ năng đường ruột như: trĩ, táo bón mạn tính, bán tắc ruột...
** Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do Nhà sản xuất/phân phối cung cấp.
Bình luận của bạn