Bánh kẹo cân nhộn nhịp người mua

Thị trường bánh kẹo cân phục vụ Tết Bính Thân đa dạng và giá dễ chịu

Các loại bánh đặc sản thuần Việt làm quà Tết vừa rẻ vừa sang

Bánh kẹo truyền thống: Chợ ủ ê, người mua tin vào siêu thị lớn

Bánh kẹo Tết chiều lòng người mua: Hàng phong phú, giá phải chăng

Bật mã ôn Tôn Ngộ Không và bầy ngựa đại náo quầy rượu Tết

Theo ghi nhận của phóng viên tại các siêu thị như BigC, Metro, Co.opmart và một số chợ khu vực trung tâm như chợ Cầu Giấy, chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xuân… không khí mua sắm khá nhộn nhịp. Các mặt hàng bánh kẹo mứt bán cân phục vụ Tết cũng khá phong phú với giá cả không tăng đột biến như mọi năm.

Chủ yếu vẫn là sản phẩm của các nhà sản xuất bánh kẹo trong nước: Kẹo Chobisco có giá dao động từ 75.000 – 90.000 đồng/kg; Kẹo ngô có giá 30.000 – 40.000 đồng/kg; Kẹo lạc giá trên dưới 97.000 đồng/kg; Kẹo dồi giá trên dưới 99.000 đồng/kg; Kẹo vừng trên dưới 110.000 đồng/kg; Thạch rau câu dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg; Thạch rau câu sữa chua nhỉnh hơn với mức giá 30.000 – 40.000 đồng/kg. Ngoài ra còn có các loại chocolate đồng xu, kẹo dẻo với giá chỉ dao động từ 40.000 – 60.000 đồng/kg.

Tại các quầy bán bánh, kẹo, thạch cân trong siêu thị luôn đông người mua

So với mọi năm, thị trường bánh kẹo cân có phần phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam thì cũng đã xuất hiện bánh kẹo cân thương hiệu nước ngoài với mức giá nhỉnh hơn. Người tiêu dùng hào hứng nhất với kẹo cân Sugus của Thuỵ Sỹ nhiều màu sắc với mức giá trên dưới 110.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, nếu bánh kẹo Tết cân bày bán trong siêu thị được ghi rõ xuất xứ, giá cả thì những sản phẩm này lại khá “nhốn nháo” ở các chợ, sạp hàng bán lẻ.

Tại chợ Đồng Xuân có tới hơn chục cửa hàng, mỗi cửa hàng bày bán trên dưới 100 loại bánh kẹo (loại bán cân và loại đã đóng hộp/gói). Nhiều người mua cho hay, họ không mấy mặn mà với mặt hàng này ở chợ. Một số tiểu thương cho biết mỗi ngày may ra cũng chỉ bán được chưa được chục kg dù giá rẻ, chỉ dao động từ 30.000 – 60.000 đồng/kg. Chính vì vậy, họ không dám lấy hàng nhiều. Hầu hết các loại bánh kẹo này chủ yếu là được đóng đi các tỉnh.

Có thể thấy, người tiêu dùng năm nay thận trọng, khắt khe và kén chọn hơn mọi năm. Trên thực tế, tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, có vô số các nhãn hiệu để cho người tiêu dùng lựa chọn và ít nhiều cũng đảm bảo an toàn vệ sinh khiến người tiêu dùng yên tâm hơn. Tuy nhiên, ở ngoài chợ vẫn còn rất nhiều sản phẩm bánh kẹo “3 không”: Không nhãn mác - không xuất xứ - không hạn sử dụng khiến người mua trở nên e dè và đề phòng vì sợ mua phải hàng giả hàng nhái, đặc biệt là bánh kẹo Trung Quốc gây hại cho sức khoẻ.

Theo các chuyên gia sức khoẻ, người tiêu dùng không nên mua thực phẩm không có nhãn mác vì không thể biết chúng được chế biến từ nguyên liệu, phụ gia gì. Thông thường, bánh kẹo được làm từ các loại nguyên liệu không có chất độc hại như gạo, sắn, đường, phẩm màu trong danh mục cho phép. Tuy nhiên, để có giá rẻ, có thể họ chọn những loại đường hóa học thay thế tiềm ẩn nguy cơ độc hại cho sức khỏe khi ăn phải.

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm, trách nhiệm chính vẫn là cơ quan chức năng, tuy nhiên Luật An toàn thực phẩm đã quy định người sản xuất và người kinh doanh là đối tượng phải chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm của mình và người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm. Trách nhiệm của người tiêu dùng là sử dụng thực phẩm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, phải đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng cũng phải thận trọng, không nên chọn và không sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội