Thị trường TPCN dự kiến tăng 25% vào năm 2017

Thị trường TPCN dự kiến sẽ tăng 25% năm 2017

Sản xuất TPCN: Cần chọn đối tác đạt chuẩn GMP

GS.TS Nguyễn Khánh Trạch: Đưa bộ môn TPCN vào chương trình học của dược sỹ

5-HTP giúp cải thiện tâm trạng

Tại sao nhiều người còn “e dè” với TPCN?

Thị trường tiềm năng

TPCN là một trong những thị trường tăng trưởng nhiều và nhanh nhất, ở nhiều quốc gia, thị trường này tăng trưởng 20-30% mỗi năm. Tại Nhật Bản, năm 2004 các sản phẩm TPCN FOSHU đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm sức khỏe đạt 12,5 tỷ USD. Tại Mỹ, năm 2006, chỉ tính 20 loại TPCN từ dược thảo được bán trên kênh FDM (Food, Drug of Market Retail Stores) đã đạt gần 250 triệu USD, nguyên liệu thô đạt 388 triệu USD. Năm 2007, thực phẩm bổ sung vitamin đạt 1,8 tỷ USD. Toàn bộ TPCN ở Mỹ chiếm 32% TPCN trên toàn thế giới. Thị trường TPCN thế giới năm 2007 đã đạt 70 tỷ USD, năm 2012 tăng lên trên 110 tỷ USD.

Số người sử dụng TPCN cũng ngày càng tăng lên. Tại Nhật bình quân mỗi người chi 126 USD cho TPCN mỗi năm, tại Mỹ là 70 USD, tại châu Âu là 61 USD. Năm 2006, 40% người trưởng thành tại Mỹ sử dụng TPCN, tỷ lệ này tăng lên 52% năm 2007 và 72% năm 2010. Ở Nhật, tỷ lệ này là 80%.

Xu hướng dùng TPCN gia tăng trên toàn cầu

Bản báo cáo của Leatherhead cho thấy ngành TPCN ở Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ nhất, vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường lớn nhất trên thế giới về TPCN. Thị trường ở châu Âu có chút phức tạp hơn bởi các quy định ngặt ngèo về sản xuất và phân phối TPCN.

“Tương lai TPCN”

Sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại luôn kèm với các nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là sự gia tăng của các bệnh mạn tính không lây. TPCN bổ sung vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng… được coi là công cụ dự phòng bệnh mạn tính của thế kỷ 21, thị trường TPCN phát triển như vũ bão cũng là điều tất yếu. 

Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm năm 2011, ở TP.HCM có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.

Ngành TPCN tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. Theo PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam: “5 năm trở lại đây được coi là thời gian bùng nổ các sản phẩm TPCN tại nước ta”. Dự kiến đến năm 2020, một nửa dân số Việt Nam sử dụng TPCN, 60% người trưởng thành thường xuyên sử dụng các sản phẩm này. 

TPCN cho người béo phì và có nhu cầu giảm cân đang là xu hướng mới

Theo ước tính của Leatherhead, thức uống năng lượng và các loại TPCN giúp cải thiện tâm trạng vẫn được tiêu thụ nhiều nhất với thị phần 27,1%. Bên cạnh đó, các sản phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ chăm sóc mắt cũng ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch có thể sẽ đi xuống, thay vào đó là TPCN dành cho người béo phì và có nhu cầu giảm cân.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì trên thế giới đang cao ở mức báo động, nhất là ở Mỹ, điều này là 1 trong các nguyên nhân thúc đẩy thị trường TPCN ở Mỹ phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, ngành TPCN còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt tại Việt Nam, chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng TPCN còn thiếu và yếu, sai phạm trong sản xuất và quảng cáo TPCN còn nhiều. Vì thế, người tiêu dùng dù không muốn vẫn e dè với TPCN.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng