Tại sao nhiều người còn “e dè” với TPCN?

Người tiêu dùng lo lắng mua phải TPCN là hàng giả, hàng nhái

Đưa TPCN đến gần hơn với người tiêu dùng

TPCN cho người già: Không phải cứ nhiều là tốt

TPCN: Thật giả lẫn lộn

Quản lý TPCN: Doanh nghiệp phải vì sức khỏe cộng đồng

Sử dụng TPCN an toàn cho trẻ?

Nhiều người biết nhưng không dùng

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, nhân viên Công ty Cổ phần Thế giới di động cho biết: “Tôi nghe nói nhiều về TPCN nhưng vẫn chưa từng sử dụng. Nhiều lần tôi có ý định mua thực phẩm trị hói đầu cho chồng nhưng chưa biết sản phẩm nào mới có tác dụng thật, không may mua phải hàng giả có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe”.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng băn khoăn có nên sử dụng TPCN hay không

Có cùng băn khoăn với chị Hằng, Giảng viên Nguyễn Ngọc Oanh (Học viện Báo chí Tuyên truyền) cũng bày tỏ băn khoăn: “Tôi về nông thôn thấy có bác mua 1 lọ bổ xương khớp giá chỉ có 200 ngàn, trong khi cũng lọ ấy mà mình mua ở Hà Nội thì có giá trên 1 triệu đồng”.

Đội kiểm tra của TP.Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ tại số nhà 166B, cụm 13, Thái Hà, phường Trung Liệt (Hà Nội) gần 100 thùng TPCN với các sản phẩm như sữa ong chúa, tỏi đen, vi cá mập, tảo, collagen... được gắn mác xuất xứ từ Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều là hàng hóa không nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được đóng gói, dán nhãn mác ngay tại chỗ.

Đây là lo ngại tất yếu của người dùng khi ngày càng nhiều các loại TPCN là hàng giả, hàng nhái được tung ra thị trường. Giả sử như TPCN tảo xoắn Spirulina Algae Nhật Bản , trên các trang mạng bán hàng trực tuyến đều giới thiệu sản phẩm có các 3 loại: 600 viên, 1.500 viên, 2.200 viên (dao động từ 380.000 – 800.000đ/lọ).

Tuy nhiên, theo Công ty Châu Đại Dương (OCEANIA) - đơn vị phân phối độc quyền TPCN tảo xoắn Spirulina Algae Nhật Bản tại nước ta cho biết, họ chỉ nhập về 2 loại tảo: 600 viên và 1.500 viên, không có loại 2.200 viên đang được bán trên thị trường.

Đối với một số người khác, TPCN có giá quá “đắt” và chỉ dành cho những người có thu nhập cao. Anh Phạm Quang Luận, làm nghề nấu cơm văn phòng cho (ở Hà Đông , Hà Nội) cho biết: “Tôi ăn uống kém, người gầy gò nên nhiều lần định dùng TPCN để thúc đẩy tiêu hóa nhưng hỏi qua thấy giá đắt quá. Đi làm lương ba cọc ba đồng thì làm sao có điều kiện mà sử dụng”.

Thêm vào đó, sự lo lắng về tác dụng phụ của các TPCN (giảm cân, bổ sung nội tiết tố cũng, hỗ trợ tiêu hóa,…) cũng khiến nhiều người ngần ngại sử dụng sản phẩm.

Nhận định của người dùng là chuyên gia

GS Nguyễn Lân Dũng nhận định: “Về cơ bản, tôi cho rằng TPCN tốt cho sức khỏe nhưng quan trọng nhất là bạn phải chọn được sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng. Khi chọn mua, người dùng cần chú ý đến nguồn gốc xuất sứ có đáng tin cậy hay không.”

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến người dùng e dè với TPCN. Với tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường như hiện nay, người dùng đang phải đối diện với nguy cơ mất tiền thật – nhận hàng giả. Điều này không chỉ làm người dùng mất tin tưởng vào TPCN mà những sản phẩm kém chất lượng còn tiềm tàng nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

GS Nguyễn Lân Dũng là người thường xuyên sử dụng TPCN

Thêm vào đó, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng “nhiều công ty sản xuất, kinh doanh TPCN hiện nay ăn lãi quá nhiều” dẫn đến giá của nhiều TPCN bị đẩy lên rất cao, trong khi nhiều người đang có nhu cầu sử dụng lại không đủ kinh phí.

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, một số loại TPCN chưa được công tác dụng một cách rõ rệt để người dùng hiểu được và sử dụng đúng. Trường hợp người dùng phân vân TPCN  có tác dụng phụ không và biểu hiện như thế nào, có nguy hiểm không vẫn thường xuyên xảy ra. GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định: “Bộ y tế cần có trách nhiệm cao hơn trong những việc này”.

Hoàng Thanh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng