Có dấu hiệu cho thấy thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star bị làm giả.
Xử lý sao sản phẩm sau thời hạn bắt buộc áp dụng GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (1/7/2019)?
GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả thi trước giờ G?
VAFF phối hợp với Cục ATTP đào tạo, tư vấn chuẩn GMP cho doanh nghiệp 2019
GMP tác động đến chất lượng sản phẩm thế nào?
Sản phẩm L-Star có phải của Medistar Việt Nam sản xuất?
Theo ông Đoàn Trung Đức, Tổng Giám đốc Medistar, thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp Giấy Tiếp nhận Đăng ký Bản Công bố sản phẩm số 13050/2019/ĐKSP cho Công ty TNHH Health Star (dưới đây gọi tắt là Health Star) có địa chỉ tại 228 Lệ Ninh kéo dài, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào ngày 30/11/2019. Đơn vị sản xuất được ghi trên giấy tiếp nhận là Medistar.
Giấy tiếp nhận này hiện đang được cơ quan chức năng công bố công khai trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Phóng viên Tạp chí Thực phẩm chức năng cũng đã tiến hành tra cứu tên sản phẩm trên dữ liệu và tìm thấy giấy tiếp nhận với các nội dung đúng như chia sẻ của đại diện Medistar (ảnh dưới).
Giấy Tiếp nhận Đăng ký công bố sản phẩm đã được cơ quan chức năng thẩm xét
Như vậy, thông tin không tìm thấy xác nhận công bố mà một số cơ quan truyền thông đăng tải là không đúng sự thật.
Tiếp tục tìm hiểu thông tin từ Medistar, đại diện công ty này khẳng định, mọi sản phẩm được Medistar sản xuất sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nội dung đã công bố trong hồ sơ xin cấp Giấy Tiếp nhận Đăng ký công bố sản phẩm đã được cơ quan chức năng thẩm xét. Đương nhiên, nếu làm đúng như đăng ký công bố thì tất cả các sản phẩm do Medistar sản xuất cũng sẽ không chứa chất cấm.
Với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star cũng vậy. Đến thời điểm này, Medistar cũng chỉ sản xuất duy nhất 01 lô sản phẩm này cho Health Star với số lô 010120, ngày sản xuất ghi trên bao bì là 02/01/2020 và hạn sử dụng là 01/01/2023. Trước khi tiến hành xuất xưởng hay bàn giao sản phẩm cho đối tác, sản phẩm đã được kiểm nghiệm đầy đủ tại cơ sở kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và theo quy trình quản lý, giám sát chất lượng mà Medistar ban hành để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Kết quả âm tính với ‘chất cấm’ được đề cập của Viện kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia với số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng trùng khớp thông tin đại diện Medistar cung cấp
Tóm lại, đại diện Medistar khẳng định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star nếu do Medistar sản xuất thì không thể chứa chất cấm.
Nghi vấn sản phẩm L-Star bị làm giả xuất xứ
“Nếu sản phẩm do Medistar sản xuất không thể chứa chất cấm” như khẳng định chắc nịch của doanh nghiệp thì sản phẩm có tên tương tự đang được một số cơ quan truyền thông phản ánh là có chứa chất cấm từ đâu ra?
Phóng viên Tạp chí Thực phẩm chức năng đã tìm hiểu về vấn đề này và phát hiện ra rất nhiều tình tiết lạ đối với sản phẩm nghi vấn.
Cụ thể, so sánh về mẫu mã giữa sản phẩm nghi vấn (tạm gọi là hàng giả) với sản phẩm mà Medistar sản xuất và bàn giao cho Health Star (gọi là hàng thật - cũng là mẫu mã đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thẩm xét) thì thấy vô vàn sự khác biệt.
Người tiêu dùng sản phẩm và bạn đọc của Tạp chí Thực phẩm chức năng có thể phân biệt sự khác biệt này trong bài viết PHÂN BIỆT TPBVSK L-STAR HÀNG GIẢ VÀ HÀNG THẬT.
Từ những sự khác biệt rõ rệt này, có đủ cơ sở để nhận định rằng đã có dấu hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star bị làm giả. Đại diện Medistar cho biết đang làm việc với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi và uy tín của doanh nghiệp mình trước nghi vấn có sản phẩm đang mạo nhận xuất xứ của đơn vị này. Nghiêm trọng hơn là sản phẩm lại dính “nghi án” có chứa chất cấm như một số cơ quan truyền thông đã đề cập.
Cần cách xử trí phù hợp để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng nhưng cũng đảm bảo quyền lợi chính đáng của Medistar, phóng viên Tạp chí Thực phẩm chức năng đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong Hiệp hội Thực phẩm chức năng về quy trình lấy mẫu sản phẩm và quy trình xử lý hàng giả.
Các chuyên gia của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam việc lấy mẫu phải:
- Đảm bảo thu được một lượng thực phẩm nhất định đại diện và đồng nhất phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đảm bảo tính đại diện, tính ngẫu nhiên, khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm.
- Đảm bảo đúng đối tượng cần lấy mẫu (tức là đối tượng chịu trách nhiệm đối với mẫu sản phẩm được lấy mẫu).
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nếu cơ quan truyền thông lẫy mẫu thì kết quả lấy mẫu chỉ được coi là thông tin tham khảo, là dấu hiệu phản ánh có thể có hiện tượng vi phạm pháp luật. Để kết luận rõ về vấn đề này thì cần phải chuyển cơ quan có chuyên môn là các đơn vị thanh tra, kiểm tra của nhà nước xác minh, làm rõ. Việc đăng tải thông tin với nội dung phản ánh rằng đơn vị sản xuất đã sản xuất sản phẩm có chứa chất cấm mà chưa có kết luận của cơ quan chức năng là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, các cơ quan truyền thông, Medistar và thương nhân chịu trách nhiệm của sản phẩm phải làm việc và cung cấp đầy đủ thông tin với các cơ quan chức năng để làm rõ những nghi vấn về việc xuất hiện sản phẩm giả xuất xứ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng của các bên có liên quan.
1. Sản phẩm L-Star có phải của Medistar Việt Nam sản xuất?
Theo ông Đoàn Trung Đức, Tổng Giám đốc Medistar, thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp Giấy Tiếp nhận Đăng ký công bố sản phẩm số 13050/2019/ĐKSP cho Công ty TNHH Health Star (dưới đây gọi tắt là Health Star) có địa chỉ tại 228 Lệ Ninh kéo dài, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào ngày 30/11/2019. Đơn vị sản xuất được ghi trên giấy tiếp nhận là Medistar.
Giấy tiếp nhận này hiện đang được cơ quan chức năng công bố công khai trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Phóng viên Tạp chí Thực phẩm chức năng cũng đã tiến hành tra cứu tên sản phẩm trên dữ liệu và tìm thấy giấy tiếp nhận với các nội dung đúng như chia sẻ của đại diện Medistar (ảnh dưới).
Giấy Tiếp nhận Đăng ký công bố sản phẩm đã được cơ quan chức năng thẩm xét
Như vậy, thông tin không tìm thấy xác nhận công bố mà một số cơ quan truyền thông đăng tải là không đúng sự thật.
Tiếp tục tìm hiêu thông tin từ Medistar, đại diện công ty này khẳng định, mọi sản phẩm được Medistar sản xuất sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nội dung đã nêu trong hồ sơ xin cấp Giấy Tiếp nhận Đăng ký công bố sản phẩm đã được cơ quan chức năng thẩm xét. Đương nhiên, nếu đúng như đăng ký công bố thì tất cả các sản phẩm do Medistar sản xuất cũng sẽ không chứa chất cấm.
Với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star cũng vậy. Đến thời điểm này, Medistar cũng chỉ sản xuất duy nhất 01 lô sản phẩm này cho Health Star với số lô 010120, ngày sản xuất ghi trên bao bì là 02/01/2020 và hạn sử dụng là 01/01/2023. Trước khi tiến hành xuất xưởng hay bàn giao sản phẩm cho đối tác, sản phẩm đã được kiểm nghiệm đầy đủ tại các cơ sở kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật theo đúng các nội dung ghi trên hợp đồng giữa 2 bên và trên hồ sơ xin cấp Giấy Tiếp nhận Đăng ký công bố sản phẩm.
Kết quả âm tính với ‘chất cấm’ được đề cập đã được Viện kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia với số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng trùng khớp thông tin đại diện Medistar cung cấp
Tóm lại, đại diện Medistar khẳng định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star nếu do Medistar sản xuất thì không thể chứa chất cấm.
2. Nghi vấn sản phẩm L-Star bị làm giả xuất xứ
“Nếu sản phẩm do Medistar sản xuất không thể chứa chất cấm” như khẳng định chắc nịch của doanh nghiệp thì sản phẩm có tên tương tự đang được một số cơ quan truyền thông phản ánh là có chứa chất cấm từ đâu ra.
Phóng viên Tạp chí Thực phẩm chức năng đã tìm hiểu về vấn đề này và phát hiện ra rất nhiều tình tiết lạ đối với sản phẩm nghi vấn.
Cụ thể, so sánh giữa mẫu mã giữa sản phẩm nghi vấn (tạm gọi là hàng giả) với sản phẩm mà Medistar sản xuất và bàn giao cho Health Star (gọi là hàng thật - cũng là mẫu mã đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thẩm xét) thì thấy vô vàn sự khác biệt.
Bạn đọc và người tiêu dùng của Tạp chí Thực phẩm chức năng có thể phân biệt sự khác biệt này trong bảng dưới đây:
Bảng phân biệt giữa ‘hàng giả’ và ‘hàng thật’
Như vậy, có thể khẳng định trên thị trường đang xuất hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-Star khác nhau. Đại diện Medistar cho biết đang làm việc với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi và uy tín của doanh nghiệp mình trước nghi vấn có sản phẩm đang mạo nhận xuất xứ của đơn vị này. Nghiêm trọng hơn là sản phẩm lại dính “nghi án” có chứa chất cấm như một số cơ quan truyền thông đã đề cập.
3. Cần cách xử trí phù hợp để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng nhưng cũng đảm bảo quyền lợi chính đáng của Medistar, phóng viên Tạp chí Thực phẩm chức năng đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong Hiệp hội Thực phẩm chức năng về quy trình lấy mẫu sản phẩm và quy trình xử lý hàng giả.
Các chuyên gia của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam việc lấy mẫu phải:
- Đảm bảo thu được một lượng thực phẩm nhất định đại diện và đồng nhất phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đảm bảo tính đại diện, tính ngẫu nhiên, khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm.
- Đảm bảo đúng đối tượng lấy mẫu (đối tượng chịu trách nhiệm đối với mẫu sản phẩm được lấy mẫu).
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nếu cơ quan truyền thông lẫy mẫu thì kết quả lấy mẫu chỉ được coi là thông tin tham khảo, là dấu hiệu có thể có hiện tượng vi phạm pháp luật. Để kết luận rõ về vấn đề này thì cần phải chuyển cơ quan có chuyên môn là các đơn vị thanh tra, kiểm tra của nhà nước xác minh làm rõ. Việc đăng tải thông tin với nội dung phản ánh rằng đơn vị sản xuất đã sản xuất sản phẩm có chứa chất cấm mà chưa có kết luận của cơ quan chức năng là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, các cơ quan truyên thông, Medistar và thương nhân chịu trách nhiệm của sản phẩm phải làm việc và cung cấp đầy đủ thông tin với các cơ quan chức năng để làm rõ những nghi vấn về việc xuất hiện sản phẩm giả xuất xứ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và quyền lợi chính đáng của các bên có liên quan.
Bình luận của bạn