Thực hư về bia không cồn

Thuật ngữ "bia chay" là từ được người dân dành cho bia không cồn. Đây là loại bia không chứa cồn hoặc chứa một lượng cồn rất nhỏ không quá 0,5%. Một số báo cáo cho rằng, bia không cồn có thể tạo ra từ một trong các phương pháp: Hạn chế sự tạo thành đường có khả năng lên men trong quá trình đường hóa; Hạn chế sự tạo thành cồn trong quá trình lên men (sử dụng các loại nấm men đặc hiệu, dùng kỹ thuật cố định tế bào nấm men…); Tác động vào sản phẩm sau quá trình lên men (lọc cồn, tách cồn). Nghiên cứu công nghệ bia độ cồn thấp thực ra đã có tại Việt Nam từ khoảng 10 năm trước nhưng đến nay chỉ đừng ở mức "báo cáo khoa học" và chưa có hãng bia Việt Nam nào đưa ra sản phẩm chính thức.

Dây chuyền <a href=sản xuất bia hiện đại của Sapporo tại Long An có đủ công nghệ để đưa ra bia không cồn. (Ảnh: Cát Trí)" src="https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2013/09/25/Thuc-hu-ve-bia-khong-con_1.jpg">
Dây chuyền sản xuất bia hiện đại của Sapporo tại Long An có đủ công nghệ để đưa ra bia không cồn? (Ảnh: Cát Trí)

Trong lúc đó, trên thị trường các hãng bia không cồn từ nước ngoài đã manh nha khai phá thị phần. Tiên phong là một số loại bia nhập khẩu từ Đức như Oettinger Alkoholfrei, Erdinger Weissbier nhưng chưa gây được ấn tượng vì không phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Mới nhất, sau khi đưa vào thị trường thành công bia Sapporo Premium, hãng Sapporo Việt Nam cho biết đang nghiên cứu khả năng tung ra 2 dòng sản phẩm là bia không cồn và bia không gout. Ông Hirofumi Kishi - Tổng Giám đốc Sapporo Việt Nam - cho biết: "Tại Nhật, các dòng sản phẩm này đang tung hoành và được những người chú ý đến sức khỏe quan tâm. Nếu thị hiếu của người Việt Nam phù hợp, nhà máy tại Long An chúng tôi có thể sản xuất ngay bia không cồn hoặc không gout để phục vụ".

Đây là một "đòn" khá mạnh vì tuy có hơn 130 năm lịch sử nhưng Sapporo mới chỉ có mặt tại Việt Nam chưa đến 2 năm (nhà máy đi vào hoạt động tháng 11/2011). Là "trẻ em" trong làng bia Việt, việc Sapporo muốn vượt mặt các đại gia như Heineken, Tiger, Sabeco, Habeco… có thể sẽ gây ra chấn động nhỏ, thúc đẩy nhanh hơn tiến trình "không cồn" hóa thị trường bia. Được biết, năm 2004, Habeco từng có tên trong một số báo cáo khoa học về nghiên cứu công nghệ không cồn nhưng đến nay chưa có thông tin về khả năng ứng dụng.

Theo một báo cáo của TS. Hồ Tuấn Anh - Giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật - Công nghiệp, đề tài "Nghiên cứu sản xuất bia không cồn" hiện vẫn thuộc về "Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020". Tức đến nếu không có gì thúc ép, đến năm 2020, khi TP.HCM có cả 2 tuyến Metro đã hoạt động thì bia nội không cồn mới từ tốn xuất hiện!?

Uống bia có nhiều tác hại đến tim, gan và đặc biệt nguy hiểm với những người thừa đạm (bị gout). Tuy nhiên với mức tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia mỗi năm, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đứng đầu về tốc độ tăng sản lượng bia hàng năm. Sức khỏe người tiêu dùng đối với các sản phẩm này vì vậy rất quan trọng. Nếu tồn tại công nghệ bia không cồn, không gout giúp giảm các tác hại đến sức khỏe thì đây quả là một tin mừng cho nhiều người.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin