GMP-HS: Nguyên tắc hội nhập quốc tế!

Chủ tịch Hiệp hội TPCN trao giấy Chứng nhận GMP-HS cho Tổng Giám đốc công ty Âu Cơ

Đưa Thực phẩm chức năng Việt vươn tầm ra thế giới

Sản xuất TPCN: Cần chọn đối tác đạt chuẩn GMP

Doanh nhân Hà Hồng Phúc: Sản xuất TPCN phải có 'Tâm' - không hề đơn giản…

Việt Nam sản xuất được đông trùng hạ thảo giá 7 triệu đồng

Dễ như sản xuất trà thực phẩm chức năng

Âu Cơ đạt GMP trong sản xuất TPCN

Ngày 22/11, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng, Tổng kết công tác năm 2014, Triển khai kế hoạch năm 2015, Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam đã chính thức trao giấy Chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng” – Good Manufacturing Practice Health Supplement (GMP-HS) cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ (có địa chỉ tại Khu Công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm).

GMP-HS là 1 trong 3 nguyên tắc bắt buộc đối với các công ty nghiên cứu, sản xuất TPCN. Đó là GACP – Thực hành tốt nông nghiệp và thu hái với cây thảo dược TPCN, GMP - Thực hành tốt sản xuất TPCN, GLP - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm TPCN. Đáp ứng được 3 nguyên tắc này, sẽ giúp các sản phẩm TPCN do Việt Nam sản xuất tìm được thị trường tại các quốc gia ASEAN và vươn tầm ra thế giới.

Ông Hà Hồng Phúc – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Âu Cơ cho biết: “Thực hành tốt sản xuất TPCN là điều cần thiết, là bằng chứng, chứng nhận cho một đơn vị tổ chức sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đạt chứng nhận GMP sẽ có nhiều lợi ích lâu dài cho công ty và người tiêu dùng”.

Tại Việt Nam, Âu Cơ là đơn vị thứ 2 đạt được chứng nhận quan trọng này (đơn vị đầu tiên là Công ty TNHH Tư vấn Y Dược quốc tế IMC). Âu Cơ cũng là một trong những công ty đi đầu trong sản xuất TPCN tại Việt Nam.

Khó khăn nhất là đào tạo con người

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Âu Cơ, ông Hà Hồng Phúc, cho biết: Công tác chuẩn bị cho GMP được bắt đầu ngay từ khi xây dựng nhà máy. Tại Âu Cơ, từ nhà xưởng, hệ thống phụ trợ, hồ sơ tài liệu, nghiên cứu phát triển tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực đều phải phù hợp với tiêu chuẩn.

Tại Âu Cơ, mỗi người đều phải coi GMP là chuẩn mực cho mọi hành động

“Trong quá trình đạt được GMP, khó khăn nhất là đào tạo con người. Mỗi người đều phải hiểu GMP, làm GMP, coi GMP là chuẩn mực cho mọi hành động. Từ vị trí vệ sinh công nghiệp tới ban lãnh đạo công ty, tất cả đều phải thực hiện đúng, để Âu Cơ là một nhà máy GMP thực sự chứ không phải chỉ là cái vỏ, vì ai cũng hiểu rằng thực hành GMP là thực hành chất lượng, là nền tảng cho sự phát triển”, ông Hà Hồng Phúc khẳng định.

Sau những tháng ngày cố gắng và nỗ lực, đầu tháng 8/2014, Đoàn chuyên gia đánh giá GMP của Viện thực phẩm chức năng (VIDS) đã đánh giá và chỉ ra 11 thiếu sót cùng nhiều khuyến nghị. Sau khi khắc phục những lỗi nhỏ, đến nay Âu Cơ đã vinh dự là đơn vị thứ 2 nhận được chứng nhận GMP-HS tại Việt Nam.

“GMP là một xu hướng tất yếu!”

Ở các nước phát triển như Mỹ, EU, việc sản xuất TPCN phải có điều kiện là đạt được chứng nhận GMP về TPCN. Tại Việt Nam, hiện cả nước có hơn 3.500 cơ sở sản xuất TPCN nhưng Bộ Y tế vẫn chưa ban hành quy định việc áp dụng GMP-HS phải trở thành yêu cầu bắt buộc. Điều này vừa khiến cho nỗi hoài nghi của người tiêu dùng về chất lượng các sản phẩm TPCN trong nước sản xuất ngày càng gia tăng, đồng thời, các doanh nghiệp TPCN trong nước chưa có đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, không ít sản phẩm TPCN sản xuất ra thiếu bằng chứng khoa học và các tiêu chuẩn chất lượng, quá trình sản xuất thiếu sự kiểm soát… khiến người tiêu dùng giảm lòng tin vào các sản phẩm nội địa. Điều này được chứng minh bằng thực tế: Năm 2013, cả nước có 6.851 sản phẩm TPCN, cán cân nghiêng về sản phẩm nhập khẩu với 80,55% (5.518 sản phẩm), sản phẩm sản xuất trong nước chỉ chiếm 19,45% (với 1.333 sản phẩm). Chính việc thiếu chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất TPCN trong nước, cũng như các quy định về tiêu chuẩn, quản lý, đánh giá nguy cơ đã khiến TPCN Việt “thất thế ngay trên sân nhà”!

Nhằm khắc phục tình trạng này, Hiệp hội TPCN đã kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất TPCN thực hiện lộ trình bắt buộc đạt chứng nhận GMP-HS từ năm 2015-2020, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu sang nước ngoài.

Dược sỹ Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng nhấn mạnh: “GMP là một xu hướng tất yếu! Các chứng nhận GMP, GACP, GLP là "tiêu chuẩn" văn minh của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu sang nước ngoài". 

Tài liệu “Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng” đã được Hiệp hội Thực phẩm chức năng ban hành tháng 10/2009, gồm 10 chương: Quản lý chất lượng; Nhân sự; Nhà xường và trang thiết bị; Vệ sinh; Hồ sơ tài liệu; Sản xuất và kiểm soát quá trình; Kiểm tra chất lượng; Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng; Khiếu nại và thu hồi sản phẩm; Tự thanh tra.

Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) là đơn vị tư vấn, đào tạo và giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất TPCN về GMP khi các đơn vị có nhu cầu. 

Viện Thực phẩm chức năng (VIDS):

Trụ sở: Cung Trí thức TP. Hà Nội, 80 Trần Thái Tông, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0435379852     Fax: 04.37951982

Trung tâm Kiểm nghiệm: Tầng 4, tòa nhà 6 tầng, Lô A2, Cụm CN vừa và nhỏ Từ Liêm, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.37932595     Fax: 04.37932596

Website: www.vids.vn     Email: [email protected] 
Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng