Thực phẩm chức năng được ”hô biến” thành “thuốc giảm cân” 1" style="margin: 0px auto; width: 350px; height: auto; display: inline;" alt="Thực phẩm chức năng được ”hô biến” thành “thuốc giảm cân” 1" src="https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/21/Thuc-pham-chuc-nang-duoc-ho-bien-thanh-thuoc-giam-can_1.jpg" width="430">
Quảng cáo thực phẩm chức năng biến thành “thuốc giảm cân”. Ảnh: T.L
Quảng cáo thực phẩm chức năng biến thành “thuốc giảm cân”. Ảnh: T.L
Rao bán tràn lan trên mạng
Dùng từ khóa “Thuốc giảm cân” để tra trên công cụ tìm kiếm sẽ cho hàng trăm ngàn kết quả với hàng chục loại “thuốc giảm cân” khác nhau được rao bán. Tuy nhiên, toàn bộ các quảng cáo này chỉ hiện diện tại các website tư nhân.
Một quảng cáo về sản phẩm Tonalin CLA được viết: “Được chiết xuất chủ đạo từ tinh dầu hoa Rum cùng với sáp ong, glycerin, leucithin... Thuốc giảm cân Tonalin CLA giúp làm tăng duy trì cơ bắp. Giúp cơ bắp săn chắc, tránh được hiện tượng nhão cơ khi dùng sản phẩm giảm cân. Đây là yếu tố ít có sản phẩm giảm cân làm được. Do vậy khi sử dụng Tonalin CLA bạn tránh được tình trạng da bị nhăn, sạm do lượng da thừa khi giảm cân, làm giảm lượng mỡ trong cơ thể đồng thời ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ thừa, giúp bạn duy trì được vóc dáng như ý”.
Với những lời “có cánh” kèm theo hình ảnh của những người béo trước khi dùng “thuốc” và sau khi dùng đã gầy đi một cách trông thấy nên rất nhiều người chấp nhận bỏ hàng triệu đồng để mua những loại thực phẩm chức năng này với suy nghĩ nó là “thuốc giảm cân”.
Một số người bán tuy rao đây là “thuốc giảm cân” nhưng khi nhận được thắc mắc của khách hàng thì lại giải thích việc dùng từ “thuốc” chỉ là một thói quen, còn thực tế đây là “thực phẩm chức năng”. Tuy nhiên, không có một cơ sở nào đưa ra được giấy chứng nhận về chức năng giảm cân từ 4 đến 8kg/tháng là an toàn đối với người sử dụng.
“Thuốc” nhiều “không”
Thuốc VitC được quảng cáo thường được đựng trong các túi nilon. |
Nếu như một số thực phẩm chức năng được biến tấu thành “thuốc giảm cân” tuy nhiên lại không tem mác, không bao bì, giá bán rất cao thì loại “thuốc giảm cân” có tên “VitC” lại đang được rao bán công khai trong khi không ai được biết về nguồn gốc thực sự của chúng. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ với những viên thuốc nhiều “không” này. Tuy nhiên, một chủ hàng giải thích: “Bạn nào còn hoang mang về những tin đồn thất thiệt về thuốc giảm cân VitC và đang do dự chưa dám mua thì hãy dành vài phút đọc tin này nhé: Bệnh viện Yanhee đã thành lập được trên 29 năm, là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất Thái Lan về vấn đề phẫu thuật thẩm mĩ cũng như chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Tất cả các sản phẩm sử dụng trong bệnh viện đều đã được qua kiểm duyệt của Bộ Y tế nước này!”.
Người này còn ngang nhiên thay mặt bệnh viện “đính chính” các thông tin về VitC: “Tôi xin thay mặt bệnh viện đính chính lại các thông tin sai lệch: Về vấn đề nguồn gốc: Thuốc giảm cân được sản xuất độc quyền và kê đơn bởi bác sĩ bệnh viện Yanhee Thái Lan với tên gọi Fat Reduction Pill. Nếu bạn mua thuốc mà không có những đặc điểm sau đây hoặc xuất xứ không phải từ bệnh viện tức là đã mua nhầm phải hàng giả. Hình dáng, màu sắc của bao bì thuốc, có ghi cách sử dụng bằng 3 thứ tiếng Anh,Trung và Thái Lan. Cách sử dụng thuốc như sau: Uống trước khi ăn sáng 10 phút (bao bì màu nâu); Uống trước khi ăn trưa 10 phút (bao bì màu xanh); Uống trước khi đi ngủ 10 phút (bao bì màu đỏ). Nhiều bạn hoang mang tại sao màu sắc thuốc lại khác nhau? Tôi xin được giải đáp, theo nguyên tắc, thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn dựa vào chiều cao, cân nặng, tuổi, tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân. Có rất nhiều loại thuốc và mỗi bác sĩ lại kê một đơn khác nhau, vì vậy màu sắc các viên thuốc của từng người khác nhau là chuyện rất bình thường” (?!).
Sản phẩm này đang được quảng cáo là “phù thủy giảm cân”, được bán khá phổ biến trên mạng trong tình trạng được bọc trong túi nilon không tem mác, xuất xứ. Việc “kê đơn” cũng như hướng dẫn sử dụng phụ thuộc hoàn toàn vào những người bán không hề có chuyên môn y tế.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: “Việc dùng viên uống giảm cân mà không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dễ dẫn tới những tác dụng phụ cho người sử dụng, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng”.
Bộ Y tế siết chặt việc quảng cáo thực phẩm chức năng
Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Theo đó, hành vi quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Thời gian gần đây, Cục đã xử phạt nhiều doanh nghiệp cố tình quảng cáo thổi phồng công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng khiến nhiều người tưởng nhầm đó là “thần dược” có khả năng chữa bệnh. Đây cũng là sai phạm phổ biến nhất đối với nhóm mặt hàng thực phẩm chức năng. Thống kê từ Thanh tra Cục An toàn thực phẩm cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có 27 trường hợp bị xử phạt vì quảng cáo quá mức, quảng cáo không phép, vi phạm về chất lượng thực phẩm chức năng, tổng tiền xử phạt hành chính lên tới trên 500 triệu đồng. H. Thủy |
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng
Bình luận của bạn