Vitamin A rất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh
Photo: Cảm động tình yêu bền chặt của cụ bà với người chồng mù trong suốt 30 năm
Video: 13 sự thật thú vị về đôi mắt của con người
Mẹo chăm sóc mắt khỏe đẹp cho dân văn phòng
Tìm ra thủ phạm của bệnh tăng nhãn áp
1. Vitamin A
Vitamin A (retinol) rất cần thiết đối với chức năng của võng mạc, đặc biệt là vào ban đêm. Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, quáng gà. Vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa khô mắt – rắc rối phổ biến của dân văn phòng.
Liều dùng vitamin A khuyến nghị cho từng độ tuổi (theo Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ):
- Dưới 6 tháng tuổi: 400 mcg/ngày (1.300IU).
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: 500mcg/ngày (1.700IU).
- Từ 1 – 3 tuổi: 300mcg/ngày (1.000IU).
- Từ 4 – 8 tuổi: 400mcg/ngày (1.300IU).
- Từ 9 – 13 tuổi: 600mcg/ngày (2.000IU).
- Nam 14 tuổi trở lên: 900mcg/ngày.
- Phụ nữ mang thai từ 14 – 18 tuổi: 750mcg/ngày (2.500IU); Từ 19 tuổi trở lên: 770mcg/ngày (2.600IU).
- Phụ nữ cho con bú từ 14 – 18 tuổi: 1.200mcg/ngày (2.500IU); Từ 19 tuổi trở lên: 1.300mcg/ngày (4.300IU).
2. Lutein
Lutein tạo thành một lá chắn bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Lutein có nhiều trong rau bina (cải bó xôi), cà chua, bí, cà rốt.
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 10mg lutein mỗi ngày để phòng ngừa bệnh về mắt và 20 - 40 mg nếu bạn bị thoái hóa điểm vàng.
Nên bổ sung một số vitamin và khoáng chất để giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh
3. Beta Carotene
Beta Carotene là tiền chất của vitamin A và có thể chuyển hóa thành vitamin A. Beta Caroten có nhiều trong cà chua ngọt, rau cải xoăn, rau bina, cà rốt. Beta Caroten giúp phòng giừa các bệnh do thiếu vitamin A gây ra (chẳng hạn quáng gà, mù lòa).
4. Vitamin C
Vitamin C có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng nhãn áp, duy trì các mô collagen trong mắt.
5. Selen
Selen là một chất chống oxy hóa tự nhiên tốt cho mắt. Selen có thể được bổ sung qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
6. Chromium
Bổ sung đủ lượng chromium cho cơ thể sẽ giúp duy trì sự cân bằng của nhãn áp. Chormium có nhiều trong hành tây và cà chua.
7. Kẽm
Kẽm có nhiều trong võng mạc và là một chất chống oxy hóa tốt cho mắt, giúp duy trì chức năng của mắt.
8. Đồng
Đồng giúp tăng cường hoạt động của các enzyme có chức năng chống oxy hóa trong mắt. Đồng có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và con hàu.
9. Acai Berry
Bổ sung Acai Berry giúp cân bằng áp lực của mắt.
10. Mangan
Mangan giúp tăng cường chức năng thị giác ở mắt. Các thực phẩm giàu mangan bao gồm lúa mỳ, các loại hạt, hạt giống.
Bình luận của bạn