15 bất ngờ về đôi mắt của bạn

1. Thị lực tốt nhất của con người được ghi nhận là 20/10?

Thị lực 20/10 có nghĩa là một người có thể nhìn thấy ở 20 feet (6m) còn lại phần lớn phải đứng xa 10 feet (3m) mới nhìn rõ.


2. Tại sao con người lại không học được khả năng nhìn của chim ưng?

Từ lâu khoa học vẫn chưa hiểu rõ vì sao ở trên cao tới hàng nghìn mét, chim ưng có thể nhìn thấy chính xác một con chuột nhỏ xúi ở dưới mặt đất. Sở dĩ loài chim này có thị lực tốt như vậy là do trên võng mạc có tới hai lỗ hõm. Một trong hai lỗ hõm này chuyên nhìn thẳng, còn lỗ kia thì nhìn nghiêng.

Ngoài ra, mỗi lỗ hõm của chim ưng có chứa rất nhiều tế bào thị lực, số lượng tế bào cao gấp 6-7 của mắt người. Ngoài thị lực, chim ưng còn nhiều "biệt tài" khác mà đến nay con người chưa khám phá hết.

3. Vì sao hai tròng mắt màu sắc khác nhau?

Iridis heterochromia (loạn sắc tố mống mắt) là căn bệnh di truyền, truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Tuy nhiên, khi lớn lên màu mắt giống nhau nhưng sau đó một mắt thay đổi màu còn mắt kia lại không đổi thì đó chính là bệnh, nên đi khám bác sĩ ngay.

Ngoài ra, nếu trẻ sinh ra với đôi mắt màu khác nhau không mang tính di truyền thì cũng nên đi khám và và tư vấn sớm.

4. Bệnh sợ hãi hiển thị lên mắt là gì?

Thuật ngữ ommatophobia trong tiếng Anh được dùng để mô tả hiện tượng sợ hãi hiển thị lên mắt người. Nguyên thủy, trong tiếng Hy Lạp là ommato (có nghĩa là mắt) và phobia, nghĩa là ám ảnh và ghép chung lại là sợ hãi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, có cả yếu tố di truyền, môi trường lẫn những yếu tố bí ẩn đến nay khoa học chưa hiểu hết.

5. Vì sao khi bị chấn thương mắt lại hồi phục rất nhanh?

Thông thường, các sự cố nhỏ về mắt có thể phục hồi trong vòng 24 hay 48 giờ. Tuy nhiên, nếu vết thương quá nặng và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù. Vì vậy khi bị đau mắt, bị chấn thương hãy đi khám, tư vấn và chữa trị càng sớm càng tốt.

6. Mắt cũng có thể bị cháy nắng

Giống như da, mắt con người cũng dễ bị cháy nắng vì vậy nên đeo kính mát để hạn chế tia UVA và UVB chiếu vào mắt. Cơ chế cháy nắng mắt không giống với cháy da, nó làm mắt đỏ, rát và sưng phồng. Nếu dài kỳ có thể làm cho mô mắt bên trong bị dày lên, giảm thính lực buộc phải phẫu thuật.

7. Tăng giảm thị lực đột ngột là tốt hay xấu?

Nếu tuổi cao thị lực tốt hơn khi trẻ đôi khi không đúng quy luật, mọi sự tăng giảm thị lực bất thường đều là biểu hiện của bệnh lý, hãy đi khám và tư vấn nếu bị giảm thị lực đột ngột.

8. Kích thước nhãn cầu của con người là bao nhiêu?

Thông nhãn cầu có kích thước bé hơn 1 viên kẹo cao su, đường kính khoảng 27 đến 28 milimet.

9. Giác mạc mắt lớn cỡ nào?

Giác mạc mắt giống như thấu kính tiêu cự của chiếc máy ảnh, nằm ở ngay sau con ngươi, ở người lớn kích thước khoảng 10 mm, và có chiều dài trục khoảng 4 mm.

10. Bệnh đục thủy tinh thể phát triển giống như viên đậu phộng?

Quá trình phát triển này được các nhà khoa học ví như một viên đậu phộng nằm bên trong một viên kẹo xôcôla

11."Trung tâm thị giác của não" nằm ở đâu?

"Trung tâm thị giác" của não đích thực nằm ở phía sau gáy. Điều này cũng có thể lý giải vì sao khi ngã gáy bị tổn thương thì người trong cuộc có thể bị mù tạm thời. Với cấu trúc này thần kinh thị giác sẽ đảm nhận việc truyền hàng loạt các thông tin, hình ảnh trực quan tới vỏ não nằm ở phia sau não bộ.

12. Chiều dài mắt quyết định thị lực của con người

Ngoài thủy tinh thể và chức năng giác mạc, độ dài của nhãn cầu còn cho biết người trong cuộc bị cận thị hay viễn thị. Những người cận thị có nhãn cầu lớn hơn bình thường, trong khi đó những người viễn thị lại có kích thước nhãn cầu ngắn hơn.

Chỉ cần dài hay ngắn hơn 1 vài milimet cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Ngoài ra, nhãn cầu mắt sẽ phát triển to dần khi con người trưởng thanh. Ví dụ, khi mới sinh, nhãn cầu rộng 16 mm, nhưng 3 ngày sau tăng lên 23 mm. Nhãn cầu đạt kích thước tối đa vào tuổi dậy thì, rộng khoảng 24 mm, lớn hơn lúc còn nhỏ khoảng 7- 8 milimet.

13. Mắt người giống như căn hộ 2 phòng?

Mắt người giống như ngôi nhà có 2 phòng, có mọi cấu trúc khác như tiền sảnh hay còn gọi là khoang phía trước, là nơi chứa giác mạc và chất lỏng được gọi là thủy dịch, chứa hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho mắt, nhất là tròng đen. Nằm sau mống mắt là phòng trong hay buồng chứa thủy tinh thể, thành phần chính là nước và axit hyaluronic.

Mắt người có cấu trúc bao gồm nhiều lớp khác nhau, lớp trong cùng, lớp giữa và một lớp ngoài cùng. Lớp ngoài của nhãn cầu được gọi là màng cứng. Kế tiếp là một lớp với rất nhiều mạch máu, được gọi là màng mạch và lớp trong cùng là võng mạc.

Tổng thế, mắt người giống như một quả bóng chày. Với cấu trúc này, chỉ cần một lớp bị tổn thương thì lớp còn lại sẽ bị ảnh hưởng theo.

14. Vì sao lại có hiện tượng mắt sáng, mắt đậm?

Một số người khi sinh ra có đôi mắt sáng hơn trong khi đó người khác lại có màu mắt sẫm hơn. Sở dĩ có hiện tượng này là do các tế bào melanocyte quyết định. Melanocyte chính là các tế bào sản xuất màu trong da người và cũng kiêm luôn trách nhiệm sản xuất màu sắc của tròng mắt. Nếu có nhiều hắc tố, thì đôi mắt sẽ đậm hơn, ngược lại nếu melanocyte ít thì mắt lại nhạt hơn.

Lúc mới sinh ra, mắt con người có màu sáng hơn lúc trưởng thành, điều này dễ hiểu bởi lúc mới sinh da em bé thường đẹp hơn, không có tàn nhang, nốt ruổi nhưng do tiếp súc với môi trường làm cho mắt bị ảnh hưởng và dần dần chuyển màu, bị "lão hóa" vì vậy bảo vệ mắt tốt không chỉ làm tăng vẻ đẹp mà còn giúp con người nhìn rõ hơn.

15. Nhìn trực diện vào mặt trời sẽ gây mù mắt?

Đúng, nhất là trẻ nhỏ vì vậy nên tránh xa việc nhìn chằm chằm vào mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể gây hủy họai võng mạc, thủ phạm dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn vì vậy mới có thuật ngữ y khoa nói về hiện tượng này, đó là bệnh võng mạc vì ánh nắng mặt trời.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất