- Chuyên đề:
- Viêm khớp dạng thấp
Điều trị thấp khớp/viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn
Những cách phòng ngừa bệnh thấp khớp
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp khớp
Làm sao để phát hiện sớm viêm khớp dạng thấp?
Dây thiên lôi có tác dụng tốt với viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp/thấp khớp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp với biểu hiện khá đặc trưng là sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.
Theo y học cổ truyền, dưới đây là 5 vị thuốc và bài thuốc trị thấp khớp/viêm khớp dạng thấp hiệu quả:
Quế chi
Quế chi có vị cay ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, tác động vào 2 kinh can và thận. Có công dụng bổ hoả, hồi dương, ấm thận, ấm tỳ, tán hàn, hoạt huyết. Nó thường được dùng để hỗ trợ chữa trị thũng, giải biểu tán hàn, hoá khí, trị kinh giản, lưng gối đau tê, chân tay co quắp...
Bài thuốc: Cho các vị thuốc quế chi 12gr, phụ tử 12gr, cam thảo 8gr, sinh khương 12gr và đại táo 3 quả vào trong ấm, cho nước vào và sắc. Chắt lấy nước uống lúc nóng.
Thổ phục linh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi quan tiết, trừ thấp. Dùng cho các chứng gân cốt co rút, nhức mỏi, đau tê, các quan tiết và các khớp không co duỗi được, mụn nhọt...
Bài thuốc: Cho các vị thuốc thổ phục linh 20gr, thiên niên kiện 8gr, tang chi 10gr, lá lốt 8gr, cốt toái bổ 10gr, hà thủ ô 12gr, đinh lăng 12gr, trần bì 6gr và bạch chỉ 6gr vào ấm, đổ 750ml nước rồi cho lên bếp sắc. Đun đến khi còn 250ml thì chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Hy thiêm
Hy thiêm có tính mát, vị đắng tác động vào hai kinh can và thận với công dụng hoạt huyết, trừ phong thấp, lợi gân cốt chính vì thế có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
Bài thuốc: Hy thiêm sắc với nước cho cô lại thành cao sau đó thêm đường đen vào khuấy cho đều. Mỗi lần uống chỉ lấy một ít cao pha với nước như trà. Uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần.
Sói rừng
Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc, giúp tăng lưu thông, tuần hoàn máu, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch.
Cách dùng: Dùng 15 - 30gr rễ sói rừng và cho một lượng nước vừa đủ, đun sôi lấy nước uống đến khi khỏi đau.
Cỏ xước
Cỏ xước có tính mát, vị đắng, chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận, mạnh gân cốt, chống viêm tốt ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính. Công dụng nổi bật của cỏ xước là tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ.
Bài thuốc: Cho các vị thuốc cỏ xước 40gr, hy thiêm 30gr, thổ phục linh 20gr, cỏ mực 20gr, ngải cứu 12gr và ké đầu ngựa 12gr vào ấm, đổ 2 lít nước rồi cho lên bếp sắc. Đun đến khi còn 2 bát nước thì chắt lấy nước uống trong ngày.
Bình luận của bạn