Bánh kẹo truyền thống: Chợ ủ ê, người mua tin vào siêu thị lớn

Bánh kẹo truyền thống vẫn bị hàng ngoại và hàng nội hiện đại soán ngôi

Phân biệt giò, chả Tết chứa hàn the để phòng ngừa vô sinh

Chọn rượu ngày Tết: Làm sao để "tránh" được rượu có cồn gây ngộ độc?

Cách phân biệt thịt bò khô xịn - giả

Người Hà Nội sắm Tết ở "chợ nhà giàu"

Trong khi trên thị trường ngày càng tràn ngập những sản phẩm ngoại nhập với chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh thì các nhà sản xuất bánh, kẹo, mứt truyền thống dường như vẫn chưa đầu tư đúng mức để cải tiến chất lượng, mẫu mã và quảng cáo. Điều đó lý giải vì sao người tiêu dùng ít ưu tiên lựa chọn. Các loại bánh, kẹo, mứt Tết đang được kinh doanh phổ biến vẫn chủ yếu được chế biến từ những nguyên liệu muôn thuở như củ, quả, hạt.

So với các sản phẩm khác, bánh mứt kẹo truyền thống vẫn ở mức khá cao: Mứt ngũ vị hộp 500gr giá trên 155.000 đồng, mứt Tết hộp lục giác 200gr giá 51.000 đồng, ô mai giao động từ 30.000 - 70.000 đồng/hộp, kẹo lạc giá trên dưới 97.000 đồng/kg, kẹo dồi giá trên dưới 99.000 đồng/kg… Các loại bánh khảo, bánh chả, bánh su sê có giá mềm hơn, dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/gói tuy nhiên cũng không thực sự hút khách vì mẫu mã đơn điệu, không bắt mắt.

Nhìn chung, bánh kẹo thuần Việt vẫn chưa thực sự nổi trội về mẫu mã

Một số mặt hàng “hot” năm nay là mứt dừa non có giá dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/kg và nho khô có giá trên dưới 105.000 đồng/kg được nhiều người yêu thích và chọn mua.

Đánh giá về sản phẩm bánh, kẹo, mứt phục vụ thị trường Tết năm nay, nhiều người tiêu dùng cho rằng sản phẩm năm nào cũng giống nhau, không có sự đột phá. Ngoài ra, đặc điểm chung của các loại bánh, kẹo, mứt Tết thường được sản xuất, chế biến với hương vị khá ngọt, không còn phù hợp với sở thích của nhiều khách hàng vì đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên họ vẫn chọn mua để làm quà cho người cao tuổi vốn không thích bánh kẹo có sữa hay chocolate. Hơn nữa, vì là hàng thuần Việt nên cũng an tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

Theo ghi nhận của phóng viên tại thị trường Hà Nội, sức mua các loại bánh, mứt, kẹo truyền thống có sự khác biệt khá lớn giữa siêu thị và chợ cũng như các tiệm tạp hoá. Nếu như tại các quầy hàng bánh kẹo truyền thống tại siêu thị luôn tấp nập người mua kẻ bán thì ở các sạp hàng chợ, rất ít khách hỏi mua loại này.

Tại một số hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, đa số các sản phẩm bánh, kẹo, mứt đang bày bán được bày bán trong các hũ, tủ kính có niêm yết giá và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên người mua có phần yên tâm về chất lượng vệ sinh hơn. Tại những nơi này cũng phục vụ một lượng không nhỏ khách ngoại quốc nên bánh kẹo Việt vẫn luôn là một món “ngon, lạ” đối với đối tượng này.

Bánh mứt kẹo được các siêu thị bày biện khá sạch sẽ trong tủ kính

Tại các cửa hàng bánh kẹo lớn, bánh mứt kẹo truyền thống cũng duy trì được lượt bán đều đặn. Tuy nhiên, các sạp hàng ở các chợ lớn tại Hà Nội như chợ Cầu Giấy, chợ Đồng Xuân, chợ Nghĩa Tân… các sản phẩm này có sức mua khá kém.

Ông Đình Vừa, tiểu thương chợ Đồng Xuân cho biết: “Người tiêu dùng ngày càng khó tính và thận trọng khi mua hàng nội. Nhiều người quan niệm rằng bánh mứt kẹo truyền thống vốn ít thương hiệu lớn, bao bì đơn giản dễ làm giả làm nhái nên họ sợ, không dám mua”.

Dự đoán trước được thực trạng này, hầu hết tiểu thương các chợ lớn nhỏ chỉ nhập một lượng nhỏ bánh mứt kẹo truyền thống, chủ yếu là các sản phẩm có hạn sử dụng dài như: Bánh đậu, kẹo lạc, kẹo dồi…

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng