Cây dừa cạn là vị thuốc được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc
Ngũ cốc nguyên cám - “khắc tinh” của đái tháo đường type 2
Có nên lo lắng khi được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đường?
6 nguyên nhân không ngờ làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2
Thường xuyên mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu bệnh đái tháo đường!
Lá cây và hoa dừa cạn được xem là những phương thuốc tự nhiên cho bệnh đái tháo đường type 2. Theo Tiến sỹ Ashutosh Gautam - Chuyên gia Ayurvedic (Hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ): "Hoa và lá dừa cạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể uống trà thảo dược được làm từ hoa và lá dừa cạn vào buổi sáng hoặc có thể nhai 3 - 4 lá dừa cạn mỗi ngày".
Dừa cạn là thảo dược dễ tìm giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
Vì sao dừa cạn giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường?
Từ lâu, dừa cạn đã được sử dụng trong Ayurveda và trong y học cổ truyền Trung Quốc để quản lý các bệnh đái tháo đường, sốt rét, viêm họng, bệnh ung thư máu.
Dừa cạn có chứa hai hợp chất chính là alkaloids và tannin. Trong hơn 100 loại alkaloids trong dừa cạn thì có 2 loại là vincristine và vinblastine có tác dụng kiểm soát đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng dừa cạn như thế nào?
Khi bị đái tháo đường, bạn có thể sử dụng dừa cạn theo nhiều cách sau:
- Đun sôi hoa dừa cạn với nước và uống mỗi buổi sáng khi đói.
Cả lá và hoa dừa cạn đều có ích cho người bệnh đái tháo đường
- Phơi khô lá dừa cạn và xay thành bột. Nên bảo quản bột này trong hộp kín. Bạn có thể pha một thìa cà phê bột lá khô này với một cốc nước ép trái cây hoặc nước để uống hàng ngày.
- Nhai 3 - 4 lá dừa cạn mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng dừa cạn với bệnh nhân đái tháo đường:
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia Ayurvedic trước khi áp dụng phương pháp này. Bởi dùng thuốc điều trị đái tháo đường và dừa cạn cùng một lúc có thể khiến luợng đường trong máu giảm đáng kể.
Bình luận của bạn